Đóng

Đặt lịch hẹn xét nghiệm

Đóng

  Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →

Tiếng Việt / English

Trang chủThông tin sức khỏe

Xét nghiệm máu tổng quát & những điều cần biết

Tháng 02

29

2,813

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát… Vậy xét nghiệm máu tổng quát bao gồm những gì? Cần làm gì trước khi xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm máu như thế nào là bình thường? Hãy cùng TassCare giải đáp những thắc mắc đó ngay trong bài viết này nhé.

xet nghiem mau tong quat
Xét nghiệm máu tổng quát và những điều cần biết

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Xem thêm:

Xét nghiệm máu tổng quát là gì, bao gồm những xét nghiệm gì?

Xét nghiệm máu tổng quát là một trong những xét nghiệm máu thường quy được chỉ định trong nhiều trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm này giúp phát hiện các bệnh thông thường và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát sớm các bệnh lý, khám tiền hôn nhân, khám sức khỏe tổng quát…

Xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm các mục sau:

  • Kiểm tra nhóm máu: Cho người bệnh biết mình thuộc nhóm máu gì, A, B, O,.. hay các nhóm máu quý hiếm.
  • Xét nghiệm công thức máu cho người bệnh biết mình có mắc các bệnh liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu hay không
  • Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận như ure máu, creatinine
  • Kiểm tra lượng đường trong máu và chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh về não như nhiễm trùng não, thiếu máu não.
  • Xác định hàm lượng cholesterol và triglyceride thông qua xét nghiệm mỡ máu. Nếu 2 chỉ số này vượt quá mức cho phép thì người bệnh có khả năng cao mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C)
  • Bệnh Gout
  • Bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,… xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…
  • Một số bệnh xã hội như HIV, lậu, giang mai cũng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu.

Ngoài ra tùy từng gói khám mà có thể có thêm những xét nghiệm máu khác.

*** Xem gói xét nghiệm tổng quát tại đây: Gói Chăm sóc “Sức khỏe định kỳ”

Xét nghiệm máu tổng quát như thế nào?

xet-nghiem-mau-tong-quat

Hình ảnh nhân viên TassCare lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân.

Xét nghiệm máu tổng quát khá đơn giản. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một ít máu trên người bệnh và mang đi làm xét nghiệm. Về cơ bản, xét nghiệm máu tổng quát thường bao gồm những xét nghiệm chính như:

Xét nghiệm công thức máu

Nhằm xác định các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác. Bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy các tính chất của các tế bào máu như: độ lớn, lượng hemoglobin…Qua đó, bác sỹ có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu,…

Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Các tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Mức hồng cầu bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu, mất nước (quá ít chất lỏng trong cơ thể), chảy máu hoặc các chứng rối loạn khác.

+ Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Các tế bào bạch cầu là thành phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Mật độ bất thường của tế bào bạch cầu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch. CBC đo lường tổng số lượng bạch cầu trong máu của bạn. Xét nghiệm máu CBC xem xét sự khác biệt về số lượng các loại bạch cầu khác nhau trong máu của bạn.

+ Kiểm tra các tiểu cầu: Tiểu cầu (PLATELETS) là các mảnh tế bào máu giúp đông máu. Chúng dính vào nhau để làm kín vết cắt hoặc vỡ trên thành mạch máu và ngừng chảy máu.
Mức tiểu cầu bất thường có thể là dấu hiệu của rối loạn chảy máu (không đủ đông máu) hoặc bệnh dễ tụ huyết khối (quá đông máu).

+ Hemoglobin: (HEE-muh-glow-bin) là một loại protein giàu sắt trong các tế bào hồng cầu mang oxy. Mức hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thalassemia (thal-a-SE-me-ah) hoặc các rối loạn máu khác.

Nếu bạn bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có thể liên kết vào hemoglobin và tăng mức hemoglobin A1c.

+ Hematocrit: (hee-MAT-oh-crit) là thước đo lượng hồng cầu trong máu của bạn. Mức hematocrit cao có thể có nghĩa là bạn bị mất nước. Mức hematocrit thấp có thể có nghĩa là bạn bị thiếu máu. Mức hematocrit bất thường cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn máu hoặc tủy xương.

+ Mật độ trung bình của tế bào hồng cầu: (MCV) là thước đo mật độ của các tế bào hồng cầu trong máu. Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của thiếu máu hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

Xét nghiệm sinh hóa máu/Bảng trao đổi chất cơ bản
 

Bảng trao đổi chất cơ bản (BMP) là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu. Những xét nghiệm này thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu. Các xét nghiệm có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơ của bạn (bao gồm cả tim), xương và các cơ quan, chẳng hạn như thận và gan.

BMP bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu bạn phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Bác sĩ sẽ cho bạn biết cách chuẩn bị chi tiết cho từng loại xét nghiệm dưới đây:

Xét nghiệm đường máu: nhằm xác định nồng độ đường trong máu giúp phát hiện bệnh tiểu đường. Bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu kết quả đường huyết trong máu lúc đói cao hơn 100 miligam/decilit (mg/dl).

Đối với một số xét nghiệm glucose máu, bạn phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Các xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào mà không cần chuẩn bị.

Xét nghiệm mỡ máu: giúp đo hàm lượng cholesterol (cholesterol toàn phần, LCL – Cholesterol xấu và HDL – Cholesterol tốt) và triglyceride trong máu. Hàm lượng hai thành phần này cao cảnh báo nguy cơ về các bệnh tim mạch đang đe dọa sức khỏe chúng ta mỗi ngày.

Xét nghiệm men gan: gồm có men alanine amino transferase (ALAT hoặc SGPT) và men aspartate amino transferase (ASAT hoặc SGOT). Những thông số này cho phép chẩn đoán các bệnh lý ở gan (do virus, rượu hoặc ung thư). Không chỉ cho biết các bệnh về gan, nồng độ các men này cũng tăng ở bệnh viêm tuyến tụy hoặc nhồi máu cơ tim. Đây là một trong những xét nghiệm gan nên thực hiện.

Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim: Đây là một xét nghiệm máu có thể giúp cho thấy bạn có nguy cơ mắc bệnh tim động mạch vành (CHD) hay không. Xét nghiệm này xem xét mật độ cholesterol trong máu.

Xét nghiệm này cho bạn biết một số thông tin sau:

​- Nồng độ cholesterol xấu: đây là nguồn chính của sự tích tụ cholesterol và tắc nghẽn trong động mạch gây xơ vữa động mạch.

– Nồng độ cholesterol tốt: loại cholesterol này giúp giảm tắc nghẽn trong động mạch.

– Triglyceride: là một loại chất béo trong máu của bạn.

– Một bảng thông số lipoprotein đo nồng độ cholesterol có hại và có lợi và chất béo trung tính trong máu của bạn. Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường có thể là dấu hiệu tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Hầu hết mọi người sẽ cần phải nhịn ăn từ 9 đến 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm này.

Xét nghiệm canxi: Mức canxi bất thường trong máu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận, bệnh về xương, bệnh tuyến giáp, ung thư, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn khác.

Xét nghiệm chức năng thận: Xét nghiệm nhằm đo nồng độ nitơ urea máu (BUN) và creatinin (kre-AT-ih-neen). Cả hai đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Mức BUN và creatinin bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận.

Xét nghiệm chất điện giải: Chất điện giải là các khoáng chất giúp duy trì mức chất lỏng và cân bằng nồng độ axit trong cơ thể, gồm natri, kali, bicarbonate và clorua. Mức điện giải bất thường có thể là dấu hiệu mất nước, bệnh thận, bệnh gan, suy tim, huyết áp cao hoặc các rối loạn khác.

Xét nghiệm Troponin: Troponin là một protein giúp cơ co lại. Khi cơ bắp hoặc các tế bào tim bị thương, troponin rò rỉ ra ngoài, và mức độ của nó trong máu của bạn tăng lên.

Ví dụ, nồng độ troponin trong máu tăng lên khi bạn bị đau tim. Vì lý do này, các bác sĩ thường yêu cầu xét nghiệm troponin khi bệnh nhân bị đau ngực hoặc các dấu hiệu và triệu chứng đau tim khác.

Xét nghiệm enzym: Enzym là các hóa chất giúp kiểm soát các phản ứng hóa học trong cơ thể bạn. Có nhiều xét nghiệm enzym. Phần này tập trung vào các xét nghiệm enzym máu được sử dụng để kiểm tra cơn đau tim. Chúng bao gồm các xét nghiệm troponin và creatine (KRE-ah-teen) kinase (CK).

Xét nghiệm CK-MB: Một sản phẩm máu gọi là CK-MB được giải phóng khi cơ tim bị tổn thương. Mức CK-MB cao trong máu có thể có nghĩa là bạn đã bị đau tim.  

Quy trình xét nghiệm máu được tiến hành như thế nào?

quy-trinh-xet-nghiem-mau

Quy trình lấy máu xét nghiệm được tiến hành tuần tự theo 7 bước cơ bản sau đây:

– Bước 1: Nhân viên y tế chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để lấy máu cho người bệnh như: cồn 70 độ, bông, kim tiêm loại 5ml, dây garo, găng tay y tế, gối kê tay, băng keo vải, pank, lam kính và tube chứa mẫu máu. Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp để tiến hành lấy máu (nên để bệnh nhân ở tư thế nằm để tránh bị sốc trong quá trình lấy máu).

– Bước 2: Chuyện viên y tế xác định vị trí lấy máu phù hợp rồi buộc garo cách vị trí lấy máu từ 3 – 5cm

– Bước 3: Sử dụng cồn 70 độ để sát khuẩn vị trí lấy máu

– Bước 4: Chờ cồn khô thì tiến hành lấy máu bằng kim tiêm loại 5ml

– Bước 5: Tháo dây garo và đặt bông vô trùng

– Bước 6: Bơm máu vào trong thành ống nghiệm rồi mang đến phòng xét nghiệm. Điền kết quả vào phiếu xét nghiệm

– Bước 7: Sử dụng băng gạc cá nhân băng lên vị trí vừa lấy máu và cho bệnh nhân ra ngoài chờ kết quả

Ý nghĩa của các chỉ số thường gặp trong các kết quả xét nghiệm máu tổng quát

Không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong các chẩn đoán của bác sĩ, kết quả xét nghiệm máu còn có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp bạn hiểu rõ tình trạng cơ thể và sức khỏe của bản thân. Theo dõi bảng đánh giá mà Tasscare đã tổng hợp dưới đây, bạn sẽ biết kết quả xét nghiệm máu tổng quát như thế nào là bình thường.

1. WBC (White Blood Cell): Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu; Giá trị bình thường: 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 (tương đương 4.3 – 10.8 x 109 tế bào/lít).

2. RBC (Red Blood Cell): Số lượng hồng cầu trong một thể tích máu; Giá trị bình thường: 4.2 – 5.9 triệu tế bào/cm3 (tương đương 4.2 – 5.9 x 1012 tế bào/ lít).

3. HB hay HBG (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu; GTBT: Nam: 13 – 18 g/dl (tương đương 8.1 – 11.2 milimole/lít) ; 12 – 16g/dl (Tương đương 7.4 – 9.9 milimole/lít).

4. HCT (Hematocrit): Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ; GTBT: Nam: 45 – 52%; Nữ: 37 – 48%.

5. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu; GTBT: 80 – 100 femtolier (1 femtolier = 1/1triệu lít).

6. MCH (Mean corpuscular hemoglobin): Số lượng trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu; GTBT: 27 – 32 picogram.

7. MCHC (Mean corpuscular hemoglobin concentration): Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu. GTBT: 32 – 36%.

8. PLT (Platelet Count): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu; GTBT: 150.000 – 400.000/cm3 (tương đương 150 – 400 x 109/ lít).

9. LYM (Lymphocyte): Bạch cầu Lymphô – GTBT: 20 – 25%.

10. MXD (Mixed cell count): Tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu – Giá trị bình thường tùy từng tế bào.

11.NEUT (Neutrophil): Tỷ lệ bạch cầu trung tính – GTBT: 60 – 66%.

12. RDW (Red Cell Distribution With): Độ phân bố hồng cầu – Giá trị bình thường: 11 – 15%.

13. PDW (Platelet Disrabution With): Độ phân bố tiểu cầu – GTBT: 6 – 18%.

14. MPV (Min Platelet Volume): Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu – GTBT: 6.5 – 11 fL.

15. P-LCR (Platelet Larger Cell Ratio): Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn) – GTBT: 150 – 500 G/l (1G/l = 109/l).

y-nghia-xet-nghiem-mau-tong-quat

Ý nghĩa của các chỉ số thường gặp trong xét nghiệm máu tổng quát

Click để xem chi tiết về các ý nghĩa xét nghiệm máu

Bao lâu nên đi xét nghiệm máu tổng quát một lần?

Theo ý kiến các chuyên gia y tế, nhìn chung, mỗi người khỏe mạnh (đặc biệt là người già, trẻ em và thai phụ) cần kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 – 12 tháng/lần. Tùy theo tình trạng bệnh tật của từng cá nhân, các bác sĩ có thể chỉ định lịch kiểm tra thường xuyên hơn hoặc thưa hơn. 

Xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp người bệnh nhận biết các chất thiếu hoặc thừa trong cơ thể để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm phát triển cân đối.

Những lưu ý trước khi lấy máu làm xét nghiệm

Nên và không nên làm gì trước khi xét nghiệm máu?

  • Không nên uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: một số xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi bệnh nhân không ăn uống gì trước khi làm xét nghiệm 4 – 6 tiếng hoặc không ăn sáng sau khi thức dậy (như xét nghiệm kiểm tra bệnh liên quan đường máu và mỡ máu (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL…), bệnh về gan mật). Vì sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose khiến lượng đường trong máu tăng. Nếu làm xét nghiệm, kết quả sẽ không chính xác.
  • Người bệnh cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… vài tiếng đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.
  • Một số loại xét nghiệm khác, người bệnh không cần nhịn đói trước khi lấy máu như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)…
  • Sức khỏe và tâm lý cũng có ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Nếu như quá căng thẳng, mệt mỏi, bị sốc, hay vận động mạnh có thể khiến cho nồng độ glucose trong máu tăng cao.

xet-nghiem-mau-tong-quat-o-dau

Phòng Lab trung tâm xét nghiệm máu TassCare – nơi tiến hành các xét nghiệm

Thời điểm lấy máu xét nghiệm tốt nhất

Thời điểm tốt nhất để lấy mẫu máu xét nghiệm là buổi sáng. Khi lấy mẫu máu, trong vòng 12 tiếng trước đó cần nhịn ăn, không uống nước ngọt, nước hoa quả, sữa, rượu chè… Các chỉ số sinh hóa máu của một số xét nghiệm nếu làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

Chi phí xét nghiệm máu tổng quát là bao nhiêu?

Xét nghiệm máu tổng quát là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất ở các cơ sở y tế. Và tùy vào trang thiết bị, chất lượng dịch vụ mà mức giá xét nghiệm máu tổng quát ở các đơn vị xét nghiệm là khác nhau. Để biết thêm chi tiết về chi phí xét nghiệm máu tổng quát cũng như các dịch vụ xét nghiệm khác, bạn có thể liên hệ đến Hotline của TassCare: 0909.080.168 để được giải đáp tận tình.

Trung tâm xét nghiệm máu Tass Care tự hào là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong xét nghiệm máu tại thành phố Hồ Chí Minh. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực để mang đến khách hàng dịch vụ chất lượng nhất.

doi-ngu-bac-si-xet-nghiem-mau-tasscare

đội ngũ bác sĩ xét nghiệm máu Tass Care

Trung tâm cũng luôn được các đơn vị đối tác là các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Chợ Rẫy… và khách hàng là tổ chức, cá nhân tin tưởng lựa chọn.

phong-xet-nghiem-mau-cua-tasscare

Một góc phòng xét nghiệm của TassCare

Với các giải thưởng danh giá như: “Top 10 Thương hiệu mạnh Đất Việt 2017” do Hội Liên hiệp Khoa học Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (VEDSU) tổ chức và tôn vinh; “Top 10 Thương Hiệu Tiêu Biểu Châu Á – Thái Bình Dương 2017” do Mạng hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Business Council) trao tặng, TassCare luôn là địa chỉ tin cậy cho mọi đối tượng khách hàng.

Tasscare-nhan-giai-thuong-thuong-hieu-manh-nhat-dat-viet

Giám đốc Lê Đỗ Minh Thảo đại diện TassCare nhận giải thưởng “Thương hiệu mạnh Đất Việt”

Để được hướng dẫn chi tiết về mọi trường hợp xét nghiệm máu và được trả kết quả nhanh, chính xác nhất, quý khách hãy đến trung tâm xét nghiệm máu TassCare ngay hôm nay hoặc gọi điện để đặt lịch trước.

Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare – Hotline: 0909080168

227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM

Tass Care

Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà

Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.

Tìm hiểu thêm

Đăng ký nhận bản tin

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.

Cơ sở vật chất cùng với
các trang thiết bị hiện đại

Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

Trên 10 năm kinh nghiệm
trong ngành xét nghiệm

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

Sứ mệnh
của chúng tôi

Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

  • Cơ sở vật chất cùng với
    các trang thiết bị hiện đại

    Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

  • Trên 10 năm kinh nghiệm
    trong ngành xét nghiệm

    Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

  • Sứ mệnh
    của chúng tôi

    Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM

Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Tass Care

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

CTY TNHH TASS CARE

  • TASS CARE COMPANY LIMITED
  • Mã số thuế: 0313561451
  • Người đại diện: LÊ ĐỖ MINH THẢO
  • Điện thoại: 028 7109 8989

Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.

Top