Tình mẹ trong tim con

XÉT NGHIỆM

XÉT NGHIỆM

TIỀN SẢN GIẬT (TSG) LÀ GÌ ?

TIỀN SẢN GIẬT (TSG) LÀ GÌ ?

Tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa nghiêm trọng trong thời kỳ thai kỳ, thường gặp ở ba tháng cuối thai kỳ.

Tiền sản giật là tình trạng huyết áp và protein niệu tăng nhiều ở thai phụ, nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Không những gây nguy hiểm cho mẹ, tiền sản giật còn là một trong những nguyên nhân chính của tử vong sơ sinh vì những nguy cơ của sinh non tháng do việc phải chấm dứt thai kỳ sớm do suy dinh dưỡng bào thai, nguy cơ thai chết lưu, thai chậm tăng trưởng trong tử cung…

  1. Huyết áp đột ngột tăng cao, thường trên 140/90 mmHg.
  2. Có protein trong nước tiểu, thường Albumin niệu lớn hơn 300 mg/24h.
  3. Đi tiểu ít, thiểu niệu, hoặc có vấn đề về thận.
  4. Đau đầu, đau bụng trên, nôn và buồn nôn.
  5. Thay đổi thị lực như tạm thời mất thị lực, mắt mờ đi, nhạy cảm với ánh sáng.
  6. Giảm lượng tiểu cầu trong máu < 100.000/mm3.
  7. Chức năng gan suy giảm.
  8. Khó thở do có dịch trong phổi.
  9. Phù toàn thân.
  10. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và đánh giá tình trạng của thai phụ trước khi chỉ định xét nghiệm
  1. Bản thân hoặc gia đình có tiền sử bị tiền sản giật.
  2. Tuổi thai phụ trên 40 tuổi.
  3. Béo phì.
  4. Đa thai.
  5. Tiền sử: tăng huyết áp mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, bệnh hệ thống (ví dụ: Lupus ban đỏ,…)

THỐNG KÊ TẠI VIỆT NAM

THỐNG KÊ
TẠI VIỆT NAM

ĐỐI TƯỢNG THAI PHỤ NGUY CƠ CAO BỊ TIỀN SẢN GIẬT

Theo khuyến cáo của ACOG, các đối tượng sau đây nên được xác định là nhóm đối tượng nguy cơ cao và cần phải điều trị dự phòng, tuy nhiên nếu chỉ tuân theo khuyến cáo của ACOG thì có thể bỏ lỡ đến 50% đối tượng cần phải điều trị.

  1. Mang thai con so
  2. Đa thai
  3. Tiền sử mang thai TSG
  4. Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
  5. Bệnh ưa chảy máu di truyền
  1. Tăng HA mạn tính- Bệnh ưa chảy máu di truyền
  2. Chỉ số khối cơ thể (BMI) trước mang thai từ trên 35 kg/m2
  3. Hội chứng kháng Phospholipid
  4. Đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ
  1. Mẹ mang thai từ trên 35 tuổi
  2. Bệnh lý thận
  3. Áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản
  4. Có cơn ngưng thở tắc nghẽn

Mô hình sàng lọc 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 ở tuần thứ 11 tuần 0 ngày đến 13 tuần 6 ngày (11 – 13+6) thai kỳ sẽ tập trung vào sàng lọc TSG sớm và can thiệp dự phòng (theo FMF).

Giai đoạn 2 vào quý II và quý III, sàng lọc được tiếp tục thực hiện cho cả TSG sớm và TSG đủ tháng nhằm quản lý phù hợp các trường hợp nguy cơ cao (theo Roche).

Quy trình

XÉT NGHIỆM TIỀN SẢN GIẬT

Tam cá nguyệt thứ 1: Thai phụ được tư vấn lấy máu sàng lọc Tiền sản giật lúc thai 11 đến 13 tuần

Tam cá nguyệt thứ 2: Thai phụ được tư vấn lấy máu sàng lọc Tiền sản giật lúc thai 19 tuần

BƯỚC 1

Tư vấn trước xét nghiệm và ghi phiếu chỉ định

BƯỚC 2

Lấy 3,5ml máu của mẹ vào ống nắp đỏ (không có chống đông)

BƯỚC 3

Chuyển mẫu về Lab

BƯỚC 4

Phòng lab phân tích đo lường chỉ số 1. PIGF tuần thai 10 đến 2. Tỉ số sFLT-1/PlGF

BƯỚC 5

Phân tích kết quả bằng phần mềm chuyên dụng

BƯỚC 6

Trả KQ sau 2 ngày làm việc

Ý NGHĨA XÉT NGHIỆM TIỀN SẢN GIẬT?

  • Đây là một xét nghiệm tầm soát, không phải xét nghiệm chẩn đoán.
  • Xét nghiệm có độ nhạy là 90%, dương tính giả là 10%.
  • Xét nghiệm cho kết quả nguy cơ thai phụ có khả năng xuất hiện tiền sản giật tại các thời điểm < 32 tuần thai và < 37 tuần thai là cao hay thấp.
  • Kết quả nguy cơ thấp: Thai phụ gần như không xuất hiện tiền sản giật. Tuy nhiên, thai phụ vẫn nên tiếp tục khám thai định kỳ và theo dõi như bình thường, vì xét nghiệm tầm soát không phải là tuyệt đối chính xác 100%.
  • Kết quả nguy cơ cao: Thai phụ sẽ được bác sĩ theo dõi sát và có kế hoạch can thiệp thích hợp.

CÁC THÔNG SỐ DỰ ĐOÁN TIỀN SẢN GIẬT ?

Thông số

  • Huyết áp động mạch
    trung bình (MAP)
  • Chỉ số xung động mạch tử cung PI (UTPI)
  • Yếu tố phát triển nhau (PlGF)
  • sFLT-1

Ghi chú

  • Đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút rồi lấy trung bình 4 số
  • Siêu âm Doppler động mạch tử cung
  • Phát triển kém hơn bình thường do nhau thiếu khí
  • Yếu tố chống tạo mạch, được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành TSG

Các thông số liên quan đến tiền sử của người mẹ, thông tin về siêu âm, thông tin thăm khám sẽ được kết hợp để tính toán nguy cơ xuất hiện tiền sản giật ở mẹ.

Tỷ số sFLT-1/PlGF có giá trị tiên lượng trong các trường hợp cần dự đoán biến chứng tiền sản giật.

QUẢN LÝ TIỀN SẢN GIẬT?

Bạn cần thêm thông tin?

Gọi ngay số hotline hoặc để lại thông tin bên dưới.

Người liên hệ

Hãy để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ ngay với bạn

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CTY TNHH TASS CARE

  • TASS CARE COMPANY LIMITED
  • Mã số thuế: 0313561451
  • Người đại diện: LÊ ĐỖ MINH THẢO
  • Điện thoại: 028 7109 8989

Copyright © 2024 Tass Care. All right reserved

Copyright © 2024 Tass Care. All right reserved