Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Xét nghiệm sinh hóa máu là xét nghiệm y học khá thông dụng trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh lý đồng thời đánh giá tình trạng hoạt động toàn bộ chức năng của cơ thể.
Dưới đây là một số xét nghiệm máu sinh hóa thường gặp:
Xét nghiệm ure nhằm đánh giá chức năng thận và theo dõi bệnh nhân suy thận hoặc những người được lọc thận.
Xét nghiệm Ure máu (còn được gọi là BUN) là xét nghiệm đo lượng urea nitrogen một sản phẩm chuyển hoá của protein trong máu. Xét nghiệm thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Phạm vi bình thường đối với nitơ urê máu nói chung là từ 2,5-7,5 mmol/l. Tuy nhiên, lượng nitơ urê khác nhau theo độ tuổi. Nồng độ Ure tăng trong các trường hợp suy thận, viêm cầu thận mạn, u tiền liệt tuyến… Ure giảm trong trường hợp suy gan, chế độ ăn nghèo ure, truyền dịch nhiều…
Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein…
Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp ure, chế độ ăn nghèo protein, truyền nhiều dich…
Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin,
Xét nghiệm Creatinin
Thử nghiệm creatinin huyết thanh – đo lường mức độ creatinin trong máu có thể chẩn đoán và đánh giá chức năng của thận. Chỉ số Creatinin ở mức bình thường đối với nữ là từ 53-100 mmol/l, và nam là từ 62-120 mmol/l. Nồng độ Creatinin tăng cao trong các trường hợp: Suy thận cấp và mãn tính, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte…
Creatinin giảm trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Xét nghiệm ALT & AST
Là những xét nghiệm đánh giá chức năng gan. AST (GOT) ở ngưỡng bình thường nằm trong khoảng 20 – 40 UI/L. SGOT là viết tắt của Glutamic Oxaloacetic Transaminase. Chỉ số men gan này tăng trong các trường hợp tổn thương tế bào gan do viêm, xơ, ung thư; tổn thương tim do nhồi máu…và giảm khi mắc bệnh tiểu đường, đang trong thai kỳ…
ALT (GPT): Xét nghiệm đánh giá chức năng gan. ALT ở ngưỡng bình thường nằm trong khoảng 20 – 40 UI/L. SGPT là viết tắt của Glutamic Pyruvic Transaminase. Chỉ số men gan này chỉ tăng khi có tổn thương ở tế bào gan.
Ý nghĩa và chỉ định: Nồng độ HbA1 C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, những trường hợp cần kiểm soát đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát.
Trị số bình thường: 4-6%
HbA1¬C tăng trong các trường hợp: bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường khó kiểm soát,.
HbA1¬C tăng giả tạo trong các trường hợp: ure máu cao, thalassemia.
HbA1¬C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 1ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA
Xem thêm các bài viết khác:
Xét nghiệm GGT: (Gamma Glutamyl transferase)
Là một trong ba loại men cùng với SGPT và SGOT. GGT ở bình thường ở khoảng 20 – 40UI/L. Người có GGT tăng cao là tình trạng viêm gan, u bướu ở gan, ống dẫn mật, xơ gan… Ngoài ra, xét nghiệm GGT tăng ở những bệnh nhân bị suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm như Voltaren, Naproxen, Ibuprofen, thuốc trị động kinh…
Xét nghiệm Bilirubin
Xét nghiệm Bilirubin dùng để kiểm tra nồng độ bilirubin trong máu. Bilirubin là một sắc tố vàng da cam, là chất thải của sự vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Bilirubin đi qua gan và cuối cùng ra khỏi cơ thể – chủ yếu trong phân, một lượng nhỏ trong nước tiểu.
Xét nghiệm bilirubin được thực hiện để chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý liên quan đến gan mật (như xơ gan, viêm gan, sỏi mật). Xét nghiệm được chỉ định trong các trường hợp vàng da do bệnh gan mật, tuỵ, tan máu… Trị số bình thường: Bilirubun toàn phần ≤17,0 Mmol/l. Bilirubin trực tiếp ≤4,3 Mmol/l. Bilirubin gián tiếp ≤12,7 Mmol/l
Bilirubun toàn phần tăng cao trong các trường hợp: Vàng da do nguyên nhân trước gan (tan máu), trong gan (viêm gan), sau gan (sỏi ống mật chủ, u đầu tuỵ…)
Xét nghiệm Albumin: (viết tắt là ALB)
Đây là một thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm tới 58-74% lượng protein toàn phần. Albumin góp một vai trò quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu keo trong huyết tương, đồng thời liên kết và vận chuyển các chất có phân tử lượng nhỏ như bilirubin, acid béo, hormon steroid, và các hoạt chất thuốc trong máu khi người bệnh đang điều trị. Albumin được sản xuất trong gan và cực kỳ nhạy cảm với những tổn thương ở gan. Trị số Albumin bình thường sẽ vào khoảng 35-50 g/l. Nồng độ Albumin sẽ bị giảm khi gan bị hư hỏng ở những người có bệnh thận gây ra hội chứng thận hư hoặc một người bị suy dinh dưỡng hay xuất hiện viêm nhiễm, hoặc bị sốc.
Xét nghiệm Acid Uric (urat)
Xét nghiệm Acid uric được thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh gút, bệnh thận, khớp… Lượng Acid uric bình thường ở nam giới là 180-420 mmol/l, đối với nữ là 150-360 mmol/l.
Lượng Acid uric tăng trong trường hợp bệnh Gút, đa hồng cầu, suy thận , tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh vẩy nến, nhiễm trùng nặng. Giảm trong trường hợp có thai, bệnh Wilson, hội chứng Fanconi.
Xét nghiệm đường huyết (Glucose máu):
Xét nghiệm máu sinh hóa này giúp đánh giá lượng đường trong máu, kiểm soát hay chẩn đoán và theo dõi đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Glucose ở mức bình thường vào khoảng 3,9- 6,4 mmol/l.
Glucose tăng cao gặp trong các trường hợp: Tiểu đường do tuỵ, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị cocticoid, bệnh gan, giảm kali máu…
Glucose giảm khi hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addison…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chú ý: Lấy máu lúc đói và chuyển máu xuống khoa xét nghiệm chậm nhất là 30 phút sau khi lấy máu.
Hình ảnh Phòng Lab tại TassCare
Na
Xét nghiệm Na, K, Cl cũng là một trong những xét nghiệm đánh giá chức năng thận. Bình thường nồng độ Natri máu là 135-145 mmol/L. Ở người suy thận, natri máu giảm, có thể do nguyên nhân mất natri qua da, qua đường tiêu hóa, qua thận nhưng cũng có thể do thừa nước. Các triệu chứng lâm sàng của giảm natri máu chủ yếu ở hệ thần kinh như nhức đầu, buồn nôn, lừ đừ, hôn mê, co giật.
Kali
Ở người bình thường lượng Kali máu là 3,5-4,5 mmol/L. Lượng kali máu ở bệnh nhân suy thận tăng do thận giảm thải kali. Các triệu chứng của tình trạng tăng kali như mệt mỏi, dị cảm, mất phản xạ, liệt cơ, rối loạn nhịp tim.
Clo
Clo (Cl-) là một anion chính của dịch ngoài tế bào. Nồng độ clo máu có mối tương quan nghịch với nồng độ bicarbonat (HCO3-) do các ion này phản ánh tình trạng cân bằng toan – kiềm trong cơ thể. Clo có một số chức năng như tham gia duy trì tình trạng trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ (NaCl, HCl), hoạt động như một thành phần của hệ đệm, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu và cân bằng nước trong cơ thể. Do Clo có mối tương quan với các điện giải khác, xét nghiệm định lượng nồng độ Clo trong nước tiểu có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng thể tích, khẩu phần muối, nguyên nhân gây hạ Kali máu và để chẩn đoán nhiễm toan do ống thận.
Cholesterol toàn phần
Xét nghiệm sinh hóa máu này được chỉ định cho những trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì… Cholesterol toàn phần ở mức bình thường vào khoảng 3,9-5,2 mmol/l. Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, xơ vữa động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến… Giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn …
Xét nghiệm HDL-C
Loại xét nghiệm này được thực hiện nhằm xác định các tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi… HDL-C ở mức bình thường: ≥ 0,9mmol/l. Nếu HDL-C tăng thì nguy cơ gây xơ vữa động mạch thấp. HDL-C giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch cao, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…
Xét nghiệm LDL-C
Xét nghiệm sinh hóa máu được thực hiện để xác định tình trạng rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường… Trị số bình thường của LDL-C: <=3,4mmol/l. LDL-C càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn. LDL-C tăng trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì… LDL-C giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…
Xét nghiệm Triglycerid
Xét nghiệm này được thực hiện trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tuỵ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì… Bình thường Triglycerid ở vào khoảng: 0,5- 2,29 mmol/l.
Triglycerid tăng khi xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường… Giảm trong khi xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…
Xét nghiệm Protein toàn phần
Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 65-82g/l
Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tuỷ (Kahler), bệnhWaldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận …Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều…
Protein giảm trong các trường hợp: thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng… ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều…)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Trên đây là một số xét nghiệm máu sinh hóa thường gặp mà Tasscare đã liệt kê ra. Mong rằng đây sẽ là một thông tin bổ ích cho mọi người đặc biệt là những người đi làm xét nghiệm.
Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng gọi số Hotline của tasscare để hẹn giờ: 0909.080.168
Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare
227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.