Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Xem Website Xoilac TV HD
Xét nghiệm máu có ý nghĩa rất quan trọng trong sàng lọc, chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh. Đây là phương pháp không thể thiếu giúp các bác sỹ chẩn đoán bệnh, kiểm tra chức năng của các cơ quan trong cơ thể và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Dưới đây là các ý nghĩa của xét nghiệm máu.
1. Xét nghiệm công thức máu
Nhằm xác định các chỉ số về số lượng hồng cầu, bạch cầu và các tế bào máu khác. Bên cạnh đó cũng cho chúng ta thấy các tính chất của các tế bào máu như: độ lớn, lượng hemoglobin…Qua đó, bác sỹ có thể phát hiện các bệnh về máu sớm như thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư máu,…
2. Xét nghiệm nhóm máu
Xét nghiệm nhóm máu là một trong những xét nghiệm máu cơ bản nhất cho biết đối tượng xét nghiệm thuộc nhóm máu nào. Thực hiện xét nghiệm nhóm máu thường được thực hiện trước khi truyền máu, trước khi cho máu và trong thai kì mang thai (loại bỏ vấn đề do khác nhóm máu với em bé trong bụng)…
Việc ghi nhớ nhóm máu của mình là rất cần thiết trong những trường hợp cấp cứu phải truyền máu ngay.
3. Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu để đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể như: chức năng gan – mật (men gan, bilirubin, protein…), chức năng thận (ure, creatinin…), tình trạng đường máu (glucose máu, HbA1c), tình trạng mỡ máu (triglyceride, cholesterol)…
4. Xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu
Các xét nghiệm như số lượng tiểu cầu, thời gian prothrombin, APTT… để đánh giá tình trạng đông máu và gián tiếp đánh giá chức năng gan của cơ thể.
5. Xét nghiệm miễn dịch – vi sinh Xét nghiệm miễn dịch – vi sinh giúp phát hiện và loại trừ các bệnh lý như viêm gan, HIV, xét nghiệm gợi ý yếu tố u: CEA, CA 125 CA 19-9, CA 15-3, tình trạng tuyến giáp…
1. GLU (Glucose): Xét nghiệm đường huyết, xác định lượng đường trong máu.
Giá trị bình thường: 4,1 – 6,1 mmol/l
2. SGOT, SGPT: Nhóm chỉ số men gan;
Khoảng bình thường: SGOT (9 – 48); SGPT (5 – 49)
3. WBC (White Blood Cell): Số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.
Khoảng bình thường: 4.300 – 10.800 tế bào/mm3 (tương đương 4,3 – 10,8 x 109 tế bào/l)
4. RBC (Red Blood Cell): số lượng hồng cầu trong 1 thể tích máu
Khoảng bình thường: 4,2 – 5,9 triệu tế bào/cm3 (tương đương 4,2 – 5,9 x 1012 tế bào/l)
5. HB hay HBG (Hemoglobin): Lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu
Khoảng bình thường:
+ Nam: 13 – 18 g/dl (tương đương8,1 – 11,2 millimole/l)
+ Nữ: 12 – 16 g/dl (tương đương 7,4 – 9,9 millimole/l)
6. HCT (Hematocrit): Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn bộ.
Khoảng bình thường: Nam: 45 – 52%; Nữ: 37 – 48%
7. MCV (Mean corpuscular volume): Thể tích trung bình của một hồng cầu
KBT: 80 – 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít)
8. MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin): Số lượng trung bình của huyết sắc tố có trong một hồng cầu.
KBT: 27 – 32 picogram
9. MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration): Nồng độ trung bình của huyết sắc tố trong một thể tích máu
KBT: 32 – 36%
10. PLT (Platelet Count): Số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu
KBT: 150.000 – 400.000/cm3 (tương đương 150 – 400 x 109/l)
11. LYM (Lymphocyte): Bạch cầu Lymphô
KBT: 20 – 25%
12. MXD (Mixed Cell Count): Tỷ lệ pha trộn tế bào trong máu
KBT: Tùy loại tế bào.
13. NEUT (Neutrophil): Tỷ lệ bạch cầu trung tính
KBT: 60 – 66%
14. RDW (Red Cell Distribution Width): Độ phân bố hồng cầu
KBT: 11 – 15%
15. PDW (Platelet Disrabution Width): Độ phân bố tiểu cầu
KBT: 6 – 18%
16. MPV (Mean Platelet Volume): Thể tích trung bình của tiểu cầu trong một thể tích máu
KBT: 6,5 – 11fL
17. P- LCR (Platelet Larger Cell Ratio): Tỷ lệ tiểu cầu có kích thước lớn
KBT: 150 – 500 G/l (1G/l = 109/l)
1. Đối với thai phụ
Tiền sản giật là nỗi ám ảnh kinh hoàng của các mẹ bầu. Bệnh thường xuất hiện vào tuần thai thứ 25 đến 28, có thể khiến cả mẹ bầu và thai nhi nguy kịch. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu khi mang thai, gia đình sẽ có định hướng chăm sóc giúp cả mẹ bầu lẫn thai nhi khỏe mạnh và an toàn, đồng thời giúp thai phụ phòng tránh những cơn co giật và đột quỵ nguy hiểm.
2. Đối với thai nhi
Chuẩn bị tốt cho con ngay từ trong bụng mẹ là việc hết sức cần thiết. Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh giúp phát hiện sớm những hội chứng bất thường hay gặp ở cấp độ nhiễm sắc thể (như hội chứng Down, Patau và Eward) hay các bệnh nguy hiểm có thể di truyền từ mẹ sang con như mang gen thiếu máu Thaslasemia, bất đồng nhóm máu, các bệnh lý như viêm gan, HIV, giang mai, tiểu đường thai kỳ. Những dấu hiệu bất thường của mẹ có thể ảnh hưởng đến thai cũng được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm máu.
3. Đối với trẻ sơ sinh
Nếu đang lo lắng về sức khỏe của con yêu lúc chào đời và cả trong tương lai, bạn nên cho bé làm xét nghiệm máu ngay từ 36 giờ sau sinh bằng phương pháp lấy máu gót chân trẻ. Phương pháp này giúp bạn sàng lọc và tầm soát 3 bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh như suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD và tăng sản thượng thận bẩm sinh. Phát hiện sớm sẽ giúp bạn và gia đình có định hướng chăm sóc, khám chữa trị kịp thời để trẻ sớm hồi phục và phát triển bình thường.
4. Đối với những người sắp lên bàn mổ
Phẫu thuật bao giờ cũng đi kèm với rủi ro, xét nghiệm máu giúp chuẩn bị tốt nhất cho ca mổ. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu trước khi mổ, bác sĩ sẽ quyết định bạn có đủ điều kiện để lên bàn mổ không hay phải chữa trị những bệnh lý nào trước rồi mới được phẫu thuật. Trường hợp bạn bị đông máu, HIV… thì cần tiến hành thế nào để hạn chế rủi ro hay lây nhiễm. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn quyết định thành công của ca mổ đồng thời ngăn ngừa những biến chứng sau phẫu thuật.
5. Đối với những người chuẩn bị kết hôn và đã kết hôn
Nếu bạn sắp sửa lập gia đình và muốn chuẩn bị cho con mình sức khỏe tốt nhất khi bé chào đời thì xét nghiệm máu là việc cần thiết để bạn tầm soát nguy cơ nhiễm Rubella hay mắc các bệnh lý lây lan qua đường sinh dục có thể ảnh hưởng đến thai nhi (viêm gan B, C, HIV, giang mai…), đồng thời phòng tránh các bệnh di truyền về máu cho thai nhi về sau. Xét nghiệm tiền hôn nhân sẽ giúp bạn yên tâm và tự tin bước vào đời sống hôn nhân, sẵn sàng cho hành trình làm chồng, làm cha hay làm vợ, làm mẹ.
Còn nếu kết hôn đã lâu mà vẫn chưa có con, xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán vô sinh và hiếm muộn, từ đó có cách chữa trị phù hợp.
6. Đối với người bình thường
Nếu nghĩ người bình thường vốn đã khỏe mạnh cần gì phải làm xét nghiệm máu thì có lẽ bạn đã sai. Những chỉ số xét nghiệm máu sẽ cho bạn cái nhìn toàn diện về cơ thể và sức khỏe của mình. Xét nghiệm máu định kỳ 1 – 2 lần/ năm cũng giúp bạn tầm soát những bệnh có nguy cơ, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục thể thao,… Phát hiện và điều trị bệnh ngay “từ trong trứng nước” bao giờ cũng cho hiệu quả cao hơn.
Với bất kỳ đối tượng nào, xét nghiệm máu cũng mang lại lợi ích nhất định nếu biết xét nghiệm đúng thời điểm. Tuy nhiên, việc lạm dụng và quá tin vào kết quả xét nghiệm máu cũng không nên. Ngay khi nhận thấy có điều bất thường trong kết quả xét nghiệm, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể bạn nhé!
Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng gọi số Hotline của TassCare: 0888.56.16.26 hoặc 0909.080.168
Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare
227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Xem thêm:
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.