Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Nếu đang lo lắng không biết mình có mắc bệnh tiểu đường không thì có lẽ bạn nên làm xét nghiệm đường huyết (hay còn gọi là xét nghiệm đường máu) để tầm soát nguy cơ bị kẻ sát thủ tiểu đường tấn công. Muốn biết xét nghiệm đường huyết là gì mà có vai trò quan trọng như vậy, hãy theo dõi bài viết sau để có được câu trả lời nhé bạn!
Có thể bạn quan tâm:
Đường huyết là thuật ngữ chỉ lượng đường (glucose) trong máu. Đây là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể và là nguồn nhiên liệu cực kì quan trọng, cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ của con người. Đường huyết của một người tăng hay giảm chính là biểu hiện cho tình trạng sức khỏe của người đó.
Đường huyết tăng hay giảm chính là biểu hiện cho tình trạng sức khỏe của một người
Đường glucose được cung cấp bởi tinh bột mà chúng ta ăn hàng ngày. Glucose được ruột non hấp thụ và đi khắp cơ thể để cung cấp năng lượng cho các tế bào nhằm tiếp tục sản xuất năng lượng. Tế bào thần kinh chỉ hoạt động được khi trong máu có một lượng glucose ở một mức nhất định.
Đối với những người bình thường, lượng đường trong máu thường ở vào khoảng:
– Đường huyết trong cơ thể người bình thường 4 – 5.9 mmol/l (70-107 mg/dl)
– Đường huyết trong cơ thể người bình thường sau 2h ăn <7.8 mmol/l (140 mg/dl)
Đường huyết tăng hay giảm cấp tính có thể đe dọa đến mạng sống, dẫn đến tình trạng suy cơ quan, tổn thương não, hôn mê, thậm chí gây tử vong. Đường huyết tăng mạn tính gây ra những tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt, thận. Hạ đường huyết mãn tính làm tổn thương đến não và các dây thần kinh. Phụ nữ mang thai nếu bị tăng đường huyết có thể sinh ra con lớn hơn bình thường.
Là hiện tượng có quá nhiều Glucose trong máu. Nếu chỉ số đường huyết tăng lên đến 250 mg/dl có thể gây ra những biến chứng cấp tính.
Những dấu hiệu của tăng đường huyết là: đi tiểu thường xuyên, khô miệng hay khát nước, sụt cân nhanh chóng, da khô, ngứa, sốt cao, buồn ngủ, nhìn mờ, ảo giác, khó thở, buồn nôn.
Làm gì để tránh tăng đường huyết: Uống nhiều nước giúp loại bỏ lượng đường thừa trong máu và cân bằng nước trong cơ thể, tập thể dục đều đặn, thay đổi thói quen ăn uống với chuyên gia dinh dưỡng, ngoài ra bạn cũng nên theo dõi lượng đường trong máu…
Hạ đường huyết là hiện tượng lượng đường trong máu giảm thấp hơn bình thường. Nguyên nhân thường do dùng quá nhiều insulin hay thuốc uống. Hạ đường huyết còn xảy ra ở những người hay bỏ bữa ăn hoặc ăn muộn, người làm việc mệt nhọc hay lao lực quá nhiều, người đang đau ốm hay những người uống rượu lúc đói.
Một số dấu hiệu bệnh nhân giảm đường huyết: Người cảm thấy cồn cào, xót ruột, đau bụng, người mệt mỏi, tim đập nhanh, run rẩy, vã mồ hôi…
Xét nghiệm đường huyết là loại xét nghiệm máu cung cấp các chỉ số về lượng đường có trong máu. Xác định được các thông số về glucose trong máu của một người giúp bạn biết được người đó tăng hay giảm đường huyết hay đang ở mức bình thường.
+ Xét nghiệm đường huyết lúc đói: Đây là xét nghiệm phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường, được tiến hành ở phòng xét nghiệm hoặc do bệnh nhân tự theo dõi ở nhà bằng máy đo đường huyết. Xét nghiệm này cho kết quả ngay tại thời điểm lấy máu xét nghiệm, giúp đánh giá tình trạng bệnh hiện tại cũng như kết quả điều trị và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi lấy máu xét nghiệm.
+ Xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ ăn: Glucose trong máu bắt đầu tăng sau khi ăn 10 phút, ở người không bị tiểu đường glucose máu đạt đỉnh sau 1 giờ,và sau 2-3 giờ glucose trở về mức bình thường trước khi ăn. Glucose ở thời điểm sau 2 giờ ăn < 140mg/dL là bình thường, từ 140-199mg/dL là rối loạn dung nạp glucose và > 200mg/dL là đái tháo đường.
Để tiến hành xét nghiệm này, người bệnh cần bắt đầu bữa ăn đúng 2 giờ trước khi lấy mẫu máu. Xét nghiệm đường huyết có thể được tiến hành ở nhà bằng cách dùng thiết bị đo đường huyết cá nhân.
Như vậy, xét nghiệm đường huyết là loại xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Chỉ số về nồng độ đường glucose có trong máu sẽ giúp bạn biết được cơ thể mình hiện tại như thế nào, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Luôn giữ đường huyết ở mức bình thường để có một sức khỏe tốt nhất bạn nhé!
Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare
227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.