Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Bệnh sán chó là một trong những căn bệnh nhiễm ký sinh trùng thường gặp nhất. Nhiều gia đình có đến 2-3 người mắc bệnh cùng một lần mà không biết nguyên nhân do đâu. Và nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu bệnh sán chó có lây từ người sang người không? Và những con đường lây bệnh sán chó là như thế nào? Hãy cùng TassCare tìm hiểu để nắm rõ thông tin!
Vừa qua, tại buồng bệnh 110, Khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương (Viện SRKSTCTTW) gặp trường hợp trong một gia đình 4 người thì có đến 3 người nhiễm giun sán chó. Điều này khiến mọi người dè chừng và có phần lo sợ bệnh sẽ lây nhiễm từ người sang người.
Tuy nhiên sự thật là giun đũa chó (sán chó) không thể phát triển thành dạng trưởng thành và đẻ trứng trong cơ thể người nên không thể lây từ người sáng người. Và nguồn lây của giun là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống.
Do đó, nếu 1 người trong gia đình đã nhiễm, rất có thể những thành viên khác trong gia đình cũng nhiễm do ăn cùng bữa ăn với nhau nên trứng giun có thể lây lan trong đồ ăn gây đồng nhiễm cho nhiều thành viên trong gia đình cùng lúc.
Đồng thời Sán chó cũng không lây qua tuyến nước bọt và qua con đường quan hệ tình dục.
Tác nhân gây bệnh là Echinococcus, một loài sán dây ký sinh trong ruột của họ chó. Trứng của chúng theo phân ra ngoài môi trường và phát tán vào đất, bụi, rau…
Trẻ con thường dễ bị nhiễm sán chó do hay chơi đùa dưới đất, bốc thức ăn dưới đất bỏ vào miệng. Trứng sán cũng có lẫn trong rau trồng trong vườn, khi rau không được rửa sạch hay chưa nấu chín.
Khi con người ăn phải trứng, các ấu trùng giun sẽ được phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương.
Những người nuốt phải trứng giun toxocara, trứng nở giải phóng ấu trùng trong ruột non, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di trú đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt… gây ra các tổn thương ở nội tạng.
Bệnh nhiễm ấu trùng giun sán từ thú cưng không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, bệnh thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn và xét nghiệm ký sinh trùng là cách duy nhất để biết chính xác bạn có bị nhiễm sán chó hay không.
Vì bệnh sán chó có thể lây lan qua đường ăn uống khi ăn những thức ăn có chứa ấu trùng giun nên để phòng tránh căn bệnh này nguyên tắc đầu tiên là phải ăn chín, uống sôi.
Xem thêm: Xét nghiệm sán chó ở đâu?
Hãy chia sẻ bài viết này để mọi người cùng biết được thông tin nhé. !!
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.