Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Xem Website Xoilac TV HD
Trong các trường hợp bệnh nhân càn làm phẫu thuật hoặc cần phải cầm máu, bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm xét nghiệm đông máu. Quá trình này cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không.
Bên cạnh thông tin về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bản thân và gia đình,… kết quả của các xét nghiệm đông cầm máu đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán bất thường về đông máu. Xét nghiệm đông máu gồm các xét nghiệm tương ứng với các giai đoạn của quá trình đông cầm máu: Cầm máu kỳ đầu, đông máu huyết tương và tiêu sợi huyết. Hiện nay, các xét nghiệm máu đông đều được thực hiện trên máy tự động dươi sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.
I.PT( Prothrombin Time / Quick Time – Thời gian Prothrombin)
Chỉ định:
1. Thăm dò các bệnh lý gây chảy máu bẩm sinh và mắc phải: phát hiện các rối loạn chảy máu do thiếu hụt hay khiếm khuyết các yếu tố đông máu liên quan với con đường ngoại sinh( I, II, V, VII và X).
2. Làm bilan đông máu trước mổ.
3. Theo dõi bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống đông loại kháng vitamin K.
4. Đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan hay tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch(DIC).
PT kéo dài:
1. Thiếu hụt đơn lẻ các yếu tố: II, V, VII, X.
2. Thiếu hụt fibrinogen hay có tình trạng rối loạn fibrinogen máu.
3. Có kháng đông đường ngoại sinh lưu hành.
4. Dùng thuốc kháng vitamin K (do ức chế tổng hợp các yếu tố II, VII, IX và X của gan.)
5. Dùng heparin liều cao.
6. Các bệnh lý gan nặng.
7. DIC.
8. Leucemie cấp, Viêm tụy mạn, ung thư tụy, Hội chứng giảm hấp thu.
Ghi chú:
Để phân biệt PT kéo dài do thiếu hụt các yếu tố đông máu hoặc có chất chống đông lưu hành: Tiến hành xét nghiệm Tìm yếu tố kháng đông đường ngoại sinh.
Các yếu tố làm thay đổi kết quả
– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
– Tiêu chảy, nôn và uống rượu.
– Chế độ ăn chứa nhiều mỡ có thể làm giảm kết quả PT.
– Đang điều trị bằng heparin sẽ gây kéo dài thời gian PT.
– Khi lấy mẫu bệnh phẩm khó khăn, không tuân thủ đúng tỷ lệ máu/chất chống đông.
– Nồng độ hematocrit quá cao hay quá thấp (thiếu máu nặng hay đa hồng cầu) có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
– Các thuốc có thể làm rút ngắn kết quả PT: kháng sinh, acetminophen, aspirin, chloral hydrat, chloramphenicol, cholestyramil, cimetidin, clofibrat, corticotropin, thuốc lợi tiểu, ethanol, glucagon, heparin, indomethacin, kanamycin, levothyroxin, acid mefenamic, mercapropurin, methyldopa, mithramicin, thuốc ức chế MAO, acid nalidixic, neomycin, nortriptylin, phenylbutazon, phenytoin, propylyiouracil, quinidin, quinin, reserpin, streptomicin, sulfinpyrazon, sulfonamid, tetracyclin, tolbutamid, vitamin A, wafarin.
– Các thuốc có thể làm kéo dài kết quả PT: các steroid chuyển hóa, thuốc trung hòa acid dịch vị, thuống kháng sinh histamin, acid ascorbic, barbiturat, caffein, chloral hydrat, colchicin, corticosteroid, digitalis, thuốc lợi tiểu, griseofulvin, meprobamat, thuốc ngừa thai uống, phenobarbital, rifampin, theophyllin, xanthin.
II.TT( Thrombin Time / Thời gian Thrombin)
Chỉ định:
1. Khảo sát con đường đông máu chung cả nội sinh và ngoại sinh.
2. Đánh giá số lượng và chất lượng Fibrinogen.
TT kéo dài:
– Giảm hoặc không có fibrinogen bẩm sinh.
– Giảm fibrinogen thứ phát nhưng không có hiện tượng tiêu fibrin (trong ung thư, leucemi cấp).
– Hội chứng tiêu fibrin cấp tính và bán cấp.
– Hội chứng rối loạn globulin (đa u tủy).
– xơ gan, vô niệu cấp tính.
– Một số bệnh khác: suy tủy, thiếu máu tan máu, đa hồng cầu, leucemi cấp, Hodgkin, sarcom.
– Bệnh chất tạo keo, đặc biệt bệnh lupus ban đỏ rải rác.
– Khi đang điều trị bằng heparin.
TT ngắn:
– Tình trạng tăng đông do giảm hoặc không có các chất kháng thrombin.
– Nếu thấy xuất hiện sớm sau phẫu thuật: khả năng có nghẽn mạch.
Các yếu tố làm thay đổi kết quả
– Vỡ HC, máu bị đông dây.
– Thiếu máu, Đa HC, Cô đặc máu.
– Bệnh nhân dùng một số thuốc.
IV.Fibrinogen
– Trẻ em: 1,5 – 3 g/L
– Người lớn: 2 – 4 g/L
Nồng độ fibrinogen tăng theo tuổi và ở người nghiện thuốc lá
Chỉ định:
1. Giúp phát hiện một hội chứng viêm
2. Để thăm dò rối loạn đông máu khi bệnh nhân có hội chứng chảy máu.
3. Làm bilan đông máu trước mổ
4. Để theo dõi trong quá trình điều trị tiêu fibrin.
5. Có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng bệnh gan tiến triển.
Fibrinogen tăng:
1. Các bệnh nhiễm trùng cấp.
2. Các bệnh viêm mạn (Vd: bệnh Crohn, lao…).
3. Các bệnh lý khối u, u lympho.
4. Các bệnh tự miễn.
5. Hội chứng thận hư.
6. Nhồi máu cơ tim cấp.
7. Giai đoạn hậu phẫu, Phụ nữ có thai, Người hút thuốc lá
Fibrinogen giảm:
1. Các bệnh lý gan nặng.
2. Bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch.
3. Tình trạng tiêu fibrin tiên phát hay thứ phát (Bệnh lý huyết khối, Các thuốc gây tiêu fibrin).
4. Giảm, Không có fibrinogen máu bẩm sinh.
5. Các rối loạn fibrinogen máu bẩm sinh.
Các yếu tố làm thay đổi kết quả:
– Vỡ hồng cầu, bệnh nhân được truyền máu trong vòng 1 tháng trước khi xét nghiệm.
– Các thuốc có thể làm tăng nồng độ fibrinogen máu: Estrogen, thuốc ngừa thai uống.
– Các thuốc có thể làm giảm nồng độ fibrinogen máu: Atenolol, thuốc hạ cholesterol máu, corticosteroid, estrogen, flourouracil, progestin, thuốc tiêu huyết khối, ticlopidin, acid vanproic..
III. APTT (Activated Partial Thromboplastin Time, Thời gian Thromboplastin hoạt hóa từng phần/KCT: Kaolin – Cephalin Time /Thời gian Kaolin – Cephalin)
Chỉ định:
1. Thăm dò các bệnh gây chảy máu:
– Xét nghiệm thường được chỉ định để phát hiện các chảy máu do thiếu hụt hay khiếm khuyết các yếu tố đông máu liên quan với con đường nội sinh.
– Xét nghiệm cơ bản để phát hiện các trường hợp ưa chảy máu (hemophilie) typ A hay B ngay cả các thể nhẹ.
2. Làm bilan đông máu trước mổ
3. Theo dõi các bệnh nhân được điều trị bằng heparin.
4. Đánh giá mức độ nặng của một bệnh lý gan hay DIC.
APTT kéo dài:
1. Thiếu hụt đơn lẻ các yếu tố đông máu: II, V, VIII, IX, X, XI, XII.
2. Thiếu hụt fibrinogen hay không có fibrinogen.
3. Tình trạng rối loạn fibrinogen.
4. Bệnh Von Willebrand.
5. Có kháng đông đường nội sinh lưu hành.
6. Đang điều trị chống đông (heparin, kháng vitamin K).
7. Bệnh lý của gan (xơ gan, viêm gan cấp, mạn tính nặng).
8. DIC…
Ghi chú:
Để phân biệt APTT kéo dài do thiếu hụt các yếu tố đông máu hoặc có chất chống đông lưu hành: Tiến hành xét nghiệm Tìm yếu tố kháng đông đường nội sinh.
APTT rút ngắn: Bất thường này thường không mang ý nghĩa bệnh lý, tuy vậy có thể gặp trong:
1. Các tình trạng chảy máu cấp.
2. Ung thư giai đoạn tiến triển nặng.
3. Tình trang tăng đông.
4. Giai đoạn rất sớm của tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch.
Các yếu tố làm thay đổi kết quả
– Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng.
– Khi lấy mẫu bệnh phẩm khó khăn, không tuân thủ đúng tỷ lệ máu/chất chống đông, để bệnh phẩm quá lâu sau khi lấy máu.
– Có kháng thể chống đông lưu hành type lupus có thể làm tăng thời gian APTT
– Các thuốc có thể làm tăng thời gian APTT: kháng sinh, asparaginase, aspirin, cholestyramin, cyclophosphamid, enoxaparin, quinin, thuốc tiêu fibrin, wafarin..
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
+ Với bác sĩ và người bệnh thì kết quả các xét nghiệm đông cầm máu đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán các bất thường về đông máu. Bởi nếu chỉ căn cứ vào những dấu hiệu “nhìn thấy bằng mắt thường thôi chưa đủ” để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu. Việc chuẩn đoán sai, thiếu sót trong khi khám chữa bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp tới hướng điều trị, kết quả và sự tiến triển bệnh tình của người bệnh.
+ Xét nghiệm đông máu giúp chẩn đoán sớm, chẩn đoán chính xác loại rối loạn, mức độ rối loạn cũng như tiến triển của các rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải. Giúp bác sĩ tiến hành điều trị với phác đồ chính xác.
Các xét nghiệm đông máu thường được chỉ định trong trường hợp: những người không dùng thuốc chống đông máu mà lại có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn chảy máu, có thể biểu hiện qua chảy máu cam, chảy máu nướu răng, bị bầm tím, chu kỳ kinh nguyệt nặng, máu có trong phân hoặc nước tiểu, bị viêm khớp triệu chứng (chảy máu trong khớp), giảm thị lực; chỉ định xét nghiệm trước khi mổ để đánh giá tình trạng đông máu của bệnh nhân.
Các xét nghiệm tổng quát ở mức cơ bản
Một số xét nghiệm đông máu cơ bản được sử dụng ở hầu hết các bệnh viện hiện nay là: thời gian máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, co cục máu đông.
Xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn khi có bất thường cầm máu ở kỳ đầu do Thiếu vitamin C, giảm số lượng và/hoặc chất lượng tiểu cầu, bệnh von Willebrand…
Các xét nghiệm chuyên sâu bao gồm:
Các xét nghiệm đánh giá chức năng tiểu cầu và đo độ ngưng tập của tiểu cầu. Xét nghiệm đánh giá cả 2 khả năng dính và ngưng tập của tiểu cầu. Kết quả xét nghiệm PFA trong giới hạn bình thường cho phép loại trừ hầu hết các bệnh lý gây bất thường giai đoạn cầm máu kỳ đầu.
Xét nghiệm đánh giá đông máu huyết tương với các xét nghiệm: APTT, PT, TT, fibrinogen, số lượng tiểu cầu. Xét nghiệm phát hiện sự có mặt của chất ức chế (mix test), xét nghiệm hoạt tính yếu tố đông máu.
Rối loạn đông cầm máu là một biểu hiện/ bệnh lý có thể gặp trong thực tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa; Trong mọi trường hợp, để có thể phát hiện cũng như xác định được loại rối loạn, mức độ rối loạn, bên cạnh khai thác kỹ tiền sử chảy máu bất thường của bệnh nhân và gia đình, thăm khám lâm sàng để phát hiện đặc điểm xuất huyết, bệnh lý kèm theo…cần phải chỉ định kịp thời, đánh giá đúng kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản để có hướng xử trí cũng như thăm dò tiếp theo.
Xét nghiệm tình trạng tiêu sợi huyết: với 2 xét nghiệm được sử dụng rộng rãi hiện nay là nghiệm pháp Vonkaulla và định lượng D-Dimer.
Để được tư vấn chi tiết, xin vui lòng gọi số Hotline của TassCare để hẹn giờ: 0909080168
Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare
227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.