Bạn luôn bận rộn với công việc cùng nhiều mối quan hệ xã hội. Uống nhiều rượu bia, công việc căng thẳng áp lực chồng chất mỗi ngày là điều không thể tránh khỏi. Bạn đã bước sang tuổi trung niên, là giai đoạn bạn cần kiểm tra sức khỏe để kịp thời phát hiện và phòng tránh bệnh tật trong giai đoạn này. Gói chăm sóc “Tass Care Excutive” – Tầm soát bệnh nguy hiểm trong độ tuổi trung niên sẽ giúp bạn yên tâm hoàn thành tốt công việc hàng ngày.
1. Lợi ích
Tass Care Excutive được áp dụng cho độ tuổi trung niên để sớm phát hiện dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm trong độ tuổi này như bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông, ung thư buồng trứng và ung thư vú ở phụ nữ.
2. Giá trọn gói xét nghiệm
Đối với nam giới: 3.550.000 VNĐ
Đối với nữ giới: 3.860.000 VNĐ
3. Chi tiết xét nghiệm
- Tổng phân tích tế bào máu: Là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất trong xét nghiệm lâm sàng được thực hiện thường quy, xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh máu, …
- Kiểm tra chức năng Gan (AST, ALT): Đây là những xét nghiệm về các dấu hiệu bệnh lí về gan nhằm có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Kiểm tra chức năng Thận (BUN, Kali, Cloride, Natri, Cretinine): Xét nghiệm giúp đánh giá chức năng thận và tầm soát các bệnh lý về thận để có biện pháp chữa trị kịp thời.
- Kiểm tra đường huyết, HbA1c: Nhằm giúp kiểm tra các bệnh lý về tiểu đường, theo dõi, điều trị và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho con người.
- Kiểm tra mỡ trong máu: Là xét nghiệm ưu tiên dành cho những người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.
- Acid Uric, bệnh Gút: Giúp kiểm tra và phát hiện sớm mầm bệnh Gút nhằm chăm sóc và chữa trị kịp thời đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
- Tầm soát bệnh lý tuyến giáp (TSH, FT3, FT4): Xét nghiệm TSH, FT3, FT4 được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động có tốt không, giúp bạn phát hiện sớm các bệnh lý về tuyến giáp như: cường giáp, suy giảm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, vv… nhằm có phương pháp chữa trị kịp thời.
- Kiểm tra độ khoáng trong xương (Calcium và Phosphate): là phương pháp đo mức canxi trong xương, nhờ đó đánh giá được nguy cơ gãy xương, thiếu xương hay loãng xương.
- Kiểm tra nguy cơ mắc bệnh tim Hs CRP: Là phương pháp thử máu quan trọng giúp phòng ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. CRP là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp được gan sản xuất và bài tiết vào máu vài giờ sau viêm nhiễm. Chỉ số này giúp chúng ta theo dõi và quản lý rủi ro bệnh tim, viêm đại tràng, bệnh tự miễn… Người có chỉ số CRP cao và béo bụng (trên 90cm) thì nguy cơ rủi ro mắc bệnh tim cao hơn gấp 4 lần so với những người có mức CRP trung bình. Những người trên 40 tuổi, hoặc có tiền sử mắc bệnh tim, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
- Tầm soát ung thư Gan (AFP): Xét nghiệm AFP là một xét nghiệm quan trọng đo lượng alpha-fetoprotein (AFP) trong máu giúp tầm soát ung thư gan. AFP nếu cao hơn bình thường, thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để được tư vấn. Những người có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư gan (như xơ gan, viêm gan B, C mạn tính, uống nhiều rượu, gan nhiễm mỡ) được khuyến khích xét nghiệm AFP 6 tháng 1 lần. Ở phụ nữ mang thai, nồng độ AFP thường tăng lên cho tới khi em bé sinh ra và sau đó giảm nhanh chóng.
- Tầm soát ung thư đại tràng (CEA): Xét nghiệm CEA giúp tầm soát sớm ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư đại trực tràng, phổi, vú, gan, tụy… Hầu hết người bình thường có chỉ số CEA ở mức thấp, người hút thuốc lá sẽ có mức cao hơn nhưng không quá 5 ng/mL. CEA là xét nghiệm tầm soát nguy cơ ung thư, không phải là xét nghiệm phát hiện ung thư. Chính vì vậy, khi có kết quả CEA bất thường, khách hàng cần gặp bác sĩ để được tư vấn.
- Tầm soát ung thư tụy (CA 19.9): CA 19.9 là một kháng nguyên có ở tế bào tuyến của các tạng như dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tuỵ… đặc biệt là tuyến tuỵ. CA 19.9 được sử dụng nhằm chẩn đoán phân biệt giữa ung thư tụy và các bệnh lành tính khác, chẳng hạn viêm tụy. Chẩn đoán, theo dõi diễn biến của bệnh, hiệu quả điều trị và phát hiện tái phát ở bệnh nhân ung thư tụy. Chẩn đoán và theo dõi một số ung thư khác như ung thư đường mật, đại trực tràng và buồng trứng, như một dấu ấn ung thư thứ 2. Bình thường nồng độ CA 19.9 là 0-22 U/ml. Nếu nồng độ CA 19.9 tăng cao thì bạn hãy đến ngay bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.
- Tầm soát viêm Gan siêu vi A: Viêm gan A (Hepatitis A) là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính ở lá gan, do virus viêm gan A gây nên. Viêm gan A là một trong số các chủng gây ra bệnh viêm gan virus cùng với các chủng khác là B, C, D, E và G. Căn bệnh này thường lây lan qua đường tiêu hóa (nguồn nước và thực phẩm nhiễm bẩn) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người mang bệnh. Bệnh viêm gan A thường không gây tổn thương vĩnh viễn tới gan và không có giai đoạn mạn tính. Tầm soát viêm gan A là cách để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh để đảm bảo cuộc sống và công việc hàng ngày.
- Tầm soát viêm Gan siêu vi B: Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm do virus viêm gan siêu vi B (HBV) gây ra. Virus viêm gan B lây truyền qua 3 con đường chủ yếu là truyền máu, tình dục và mẹ truyền sang con. Virus viêm gan siêu vi B nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
- Tầm soát viêm Gan siêu vi C: Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên, là một bệnh lặng lẽ nhưng những hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Virus viêm gan C thường lây truyền từ người mang virus HCV sang cho người lành theo 3 con đường: đường tình dục, mẹ truyền cho con khi mang thai, đặc biệt lây lan qua đường máu là chủ yếu. Bệnh viêm gan C mạn tính có thể biến chứng thành xơ gan hoặc ung thư gan. Tỷ lệ biến chứng xơ gan, ung thư gan cũng cao hơn rất nhiều so với viêm gan B. Bản thân người lành mang virus viêm gan C có thể ít có ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại là mầm bệnh nguy hiểm dễ lây truyền cho người khác.
- Kiểm tra thiếu máu B12: Xét nghiệm vitamin B12 là xét nghiệm máu để đo số lượng tế bào hồng cầu, mức độ vitamin B12 đang có trong máu của người bệnh để xác định tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12.
- Tầm soát HIV: là xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người có bị nhiễm HIV hay không để có liệu trình chữa trị kịp thời.
- Vitamin D: Xét nghiệm Vitamin D là cách chính xác để đo lường lượng vitamin D trong cơ thể.
- Bệnh lây qua đường tình dục (VDRL: xét nghiệm giang mai): là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai. Đây là cách sàng lọc khi khám sức khỏe. Phản ứng dùng kháng nguyên chế từ tim bò, cho phản ứng với huyết thanh người bệnh.
- Tổng phân tích nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu là xét nghiệm giúp tầm soát các bệnh lý thường gặp như tiểu đường, nguy cơ mắc tiền sản giật, các bệnh lý về thận…
- Tầm soát máu trong phân (FOB): Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân nhằm mục đích tìm lượng máu rất ít trong phân mà mắt thường không nhìn thấy được. Khi xuất hiện lượng máu rất ít trong phân thì có thể hệ thống đường tiêu hóa của bạn có vấn đề, chẳng hạn như: có khối u hoặc polyp hoặc ung thư đại tràng – trực tràng. Nếu lượng máu rất ít mà phát hiện được thì đây là yếu tố rất quan trọng để cho Bác sĩ tìm nguồn chảy máu và có hướng chẩn đoán – điều trị chính xác.
A. Executive (dành cho nam giới):
- Kiểm tra hoocmon nội tiết tố nam: Với nam giới, Testosterone được xem là “chìa khóa vàng”, giúp “quán xuyến” tất cả những hoạt động trong cơ thể từ thể chất đến sức khỏe sinh sản. Ở quy chuẩn bình thường trong cơ thể người nam giới, đòi hỏi lượng Testosterone trong máu phải đáp ứng ở mức 10-35 nanomol/lít. Do đó cần làm xét nghiệm xác định nồng độ nội tiết tố Testoterone để có biện pháp tăng cường thích hợp, làm tăng tỷ lệ có con.
- Tầm soát ung thư tiền liệt tuyến (PSA): Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư có tỷ lệ mắc bệnh cao đối với nam giới. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Tầm soát ung thư tuyến tiền liệt là việc làm cần thiết để phòng tránh bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời.
- Tầm soát ung thư phổi (Cyfra-21): CYFRA-21 có thể được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tiên lượng ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi tế bào không nhỏ, cũng có thể sử dụng kết hợp với một số dấu ấn khác để chẩn đoán các ung thư khác như ung thư thực quản, vú, tụy, cổ tử cung hoặc bàng quang. Giá trị bình thường của Cyfra-21 trong huyết thanh là < 3,3 ng/ml. Tuy nhiên, chỉ dựa vào nồng độ Cyfra-21 trong máu cao chưa thể khẳng định được đã mắc ung thư phổi hay chưa. Để khẳng định bệnh nhân có mắc ung thư hay không, bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết…
B. Platinum (Dành cho nữ giới):
- Kiểm tra nội tiết tố Estradiol (E2): Xét nghiệm estradiol được sử dụng trong việc đánh giá chức năng hoạt động của buồng trứng. Khi một phụ nữ đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản, xét nghiệm estradiol trong quá trình của chu kỳ kinh nguyệt sẽ theo dõi sự phát triển nang trước khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.
- Kiểm tra nội tiết tố Progesterone: Xét nghiệm đo lường mức độ progesterone trong máu. Progesterone là một hormone steroid có vai trò chính là giúp cơ thể của một người phụ nữ chuẩn bị để mang thai. Mức độ progesterone khác nhau trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đo một loạt nhiều lần có thể được sử dụng để giúp nhận ra và quản lý một số nguyên nhân vô sinh. Progesterone có thể được đo để xác định có hay không rụng trứng ở một người phụ nữ, để xác định khi rụng trứng xảy ra, và theo dõi sự thành công của sự rụng trứng.
- Tầm soát ung thư buồng trứng (CA 125): Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh lý nguy hiểm với diễn biến âm thầm, tiên lượng xấu. Vì vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng nhằm mục đích chọn lọc ra những người bị nghi ngờ là mắc UTBT giai đoạn sớm để chẩn đoán xác định và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Tầm soát ung thư vú (CA 15.3): xét nghiệm quan trọng nhằm bổ trợ cho chẩn đoán ung thư tuyến vú, nhất là khi còn nghi ngờ. Nồng độ CA15.3 tăng cao ở bệnh nhân ung thư vú là dấu hiệu tiên lượng xấu.
- Tầm soát ung thư phổi (Cyfra-21): CYFRA-21 có thể được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi tiên lượng ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi tế bào không nhỏ, cũng có thể sử dụng kết hợp với một số dấu ấn khác để chẩn đoán các ung thư khác như ung thư thực quản, vú, tụy, cổ tử cung hoặc bàng quang. Giá trị bình thường của Cyfra-21 trong huyết thanh là < 3,3 ng/ml. Tuy nhiên, chỉ dựa vào nồng độ Cyfra-21 trong máu cao chưa thể khẳng định được đã mắc ung thư phổi hay chưa. Để khẳng định bệnh nhân có mắc ung thư hay không, bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết…
Để đảm bảo công việc cũng như cuộc sống hàng ngày, việc kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn luôn yên tâm và tự tin hơ trong cuộc sống.
Để quý khách không phải chờ đợi, xin vui lòng gọi số Hotline 0909.080.168 để hẹn giờ.
Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care
227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM