Đóng

Đặt lịch hẹn xét nghiệm

Đóng

  Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →

Tiếng Việt / English

Trang chủThông tin sức khỏe

HIV có chữa được không? Những việc nên và không nên làm khi bị HIV

Tháng 02

29

1,207

HIV là một căn bệnh thế kỷ nguy hiểm. Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 3.000 – 4.000 người tử vong do HIV/AIDS gây ra. Và hiện nay có rất nhiều thông tin về việc HIV có thể chữa khỏi? Vậy thực hư thế nào, HIV có chữa được không?

hiv-co-chua-duoc-khong

1. HIV có chữa được không?

Vào khoảng 10 năm trước, có một bệnh nhân bị nhiễm HIV và ông là bệnh nhân đầu tiên chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này thông qua việc cấy ghép tủy xương từ một người hiến tặng ẩn danh có sức đề kháng tự nhiên với virus HIV. Sau khi tiến hành phẫu thuật thành công, ông đã không còn phải sử dụng thuốc ART nữa. Ngay khi trường hợp này được công bố trước báo chí, không chỉ riêng ngành y tế mà toàn thế giới đã trở nên điên đảo và tự hỏi rằng đã tìm ra cách chữa trị HIV?

Thế nhưng, câu trả lời là “VẪN CHƯA TÌM RA CÁCH CHỮA HIV”. Đã có nhiều nghiên cứu diễn ra, các thí nghiệm được tiến hành liên tục với hy vọng có thể thành công tạo ra một trường hợp giống như người bệnh nhân kia. Tuy nhiên, kết quả không được như mong muốn. Việc cấy ghép tủy xương có tỷ lệ rủi ro khá cao đối với những người nhiễm HIV. thậm chí, cũng đã có những cải tiến về thuốc antiretroviral và vắc-xin HIV nhưng vẫn chưa mang đến hiệu quả.

2. Các cách điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV

Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn HIV nhưng vẫn có một số phương pháp giúp điều trị chứng và kéo dài thời gian sống cho những ai dương tính với HIV.

    2.1. Điều trị hỗ trợ

Với những bệnh nhân được chẩn đoán dương tính với HIV không triệu chứng, không dùng thuốc thì điều trị hỗ trợ là một giải pháp. Biện pháp này nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh thông qua việc bổ sung vitamin, tập thể dục thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, lối sống lành mạnh và quan trọng là luôn giữ một tinh thần vui vẻ, lạc quan.

    2.2. Điều trị dự phòng phơi nhiễm

Phương pháp này được tiến hành khi một người có tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh HIV, có thể là do vật nhọn nhiễm virus HIV đâm rách ra làm chảy máu, bị dịch tiết hay máu bắn vào niêm mạc mắt hoặc do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc HIV.

Điều trị bằng phương pháp dự phòng phơi nhiễm nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của víu HIV vào tế bào. Phương pháp này mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất là sau 6 giờ khi có tiếp xúc và tối đa là 72 giờ sau tiếp xúc. Để điều trị, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh ARV trong vòng 4 tuần.

    2.3. Điều trị phòng ngừa lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

Phụ nữ bị nhiễm HIV khi mang thai có thể truyền nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Với phương pháp sử dụng ARV có thể điều trị cho phụ nữ đang mang thai nhiễm HIV và trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV do lây nhiễm từ mẹ.

Với mẹ, tùy từng trường hợp và thời điểm mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Còn với trẻ sơ sinh sẽ được cho uống ARV ngay trong 24 giờ đầu sau khi sinh rồi tiếp tục được tiến hành theo dõi tại bệnh viện. Nhờ vào phương pháp này đã giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm HIV từ mẹ giảm từ 30% xuống còn 6%.

    2.4. Điều trị nhiễm trùng cơ hội

Trước khi hiểu rõ điều trị nhiễm trùng cơ hội như thế nào thì cần phải biết hiện tượng nhiễm trùng là gì. Đây là các bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm do nhiễm HIV. Các hiện tượng nhiễm trùng cơ hội có thể xuất hiện là tiêu chảy, nấm miệng, giời leo, herpes, lao, viêm não,… đồng thời sử dụng cả thuốc kháng sinh hay các thuốc đặc trị khác.

    2.5. Điều trị kháng HIV

Điều trị kháng HIV hay còn được gọi là điều trị ARV. Để thực hiện phương pháp điều trị này cần phải phối hợp 3 loại thuốc kháng HIV với nhau. Mục đích của điều trị kháng HIV là:

– Tăng sức đề kháng cho người bệnh, ngăn ngừa virus HIV phát triển và hạn chế tối đa nguy cơ mắc nhiễm trùng cơ hội. Nhờ vậy mà chất lượng cuộc sống cũng như tuổi thọ của bệnh nhân cũng được nâng cao đáng kể

– Làm giảm lượng virus HIV trong cơ thể của người bệnh

Phương pháp này được tiến hành khi người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội và xét nghiệm tế bào CD4 có kết quả dưới 250/mm3 máu. Phương pháp điều trị này vừa phức tạp lại diễn ra trong thời gian dài, bởi vậy rất cần sự hợp tác tích cực từ phía người bệnh. Trong quá trình điều trị, người nhiễm HIV cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ như uống thuốc đúng giờ, đủ liều. Khi chưa có sự cho phép của bác sĩ không được tự ý đổi hoặc phối thuốc khác.

Khi sử dụng thuốc kháng HIV người bệnh có thể gặp một số phản ứng như rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, mệt mỏi, sốt và nổi mảng đỏ trên da. Tùy từng trường hợp mà các triệu chứng xuất hiện khác nhau. Các phản ứng này sẽ tự hết sau 6 tuần. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu trên các bạn nên thông báo cho bác sĩ, không tự ý ngưng sử dụng thuốc bởi nó có thể khiến virus HIV phát triển nhanh hơn.

3. Nên làm gì khi bị nhiễm HIV?

Khi nghi ngờ bản thân bị nhiễm HIV các bạn nên tìm đến các trung tâm y tế uy tín để được làm xét nghiệm. Tuy nhiên, cách này lại phải chờ đợi khá lâu mới có thể biết được kết quả chính xác. Do đó, để tránh bị dương tính với HIV các bạn nên điều trị phơi nhiễm sau 6 – 72 giờ ngay sau khi có hành vi tiếp xúc với những nguy cơ gây nhiễm HIV.

Với những bệnh nhân được xác định nhiễm HIV nên đến các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Không nên làm gì khi bị nhiễm HIV?

Người nghi hoặc bị nhiễm HIV:

– Không nên quan hệ tình dục với người khác

– Không sử dụng chung bơm kim tiêm và các vật dụng cá nhân với người khác

– Không để máu, mủ của mình tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm HIV cho mọi người xung quanh

– Cần thực hiện các biện pháp bảo vệ để không làm lây lan HIV ra cộng đồng

Với những thông tin trên chắc hẳn các bạn đã tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc HIV có chữa được không và hiểu rõ hơn về các cách điều trị kéo dài cho bệnh nhân nhiễm HIV.

 

Xem thêm:

Xét nghiệm máu có phát hiện HIV

 

Trung tâm Xét nghiệm Y khoa Tass Care – Hotline: 0909.080.168

227 Đường  9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM

 

Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️
Tass Care

Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà

Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.

Tìm hiểu thêm

Đăng ký nhận bản tin

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.

Cơ sở vật chất cùng với
các trang thiết bị hiện đại

Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

Trên 10 năm kinh nghiệm
trong ngành xét nghiệm

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

Sứ mệnh
của chúng tôi

Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

  • Cơ sở vật chất cùng với
    các trang thiết bị hiện đại

    Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

  • Trên 10 năm kinh nghiệm
    trong ngành xét nghiệm

    Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

  • Sứ mệnh
    của chúng tôi

    Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM

Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Tass Care

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

CTY TNHH TASS CARE

  • TASS CARE COMPANY LIMITED
  • Mã số thuế: 0313561451
  • Người đại diện: LÊ ĐỖ MINH THẢO
  • Điện thoại: 028 7109 8989

Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.

Top