Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Sỏi thận là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Để có thể tiến hành chẩn đoán được chắc chắn một người có bị bệnh sỏi thận hay không và xác định chính xác vị trí, kích thước của sỏi thì các bác sĩ cần phải cho bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm sỏi thận. Vậy các xét nghiệm ấy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Một trong số các xét nghiệm giúp đánh giá được chức năng hoạt động của thận cũng như sự ảnh hưởng của sỏi thận đến hệ bài tiết đó chính là xét nghiệm sinh hóa nước tiểu và máu. Đây được coi là phương pháp hàng đầu trong việc phát hiện bệnh sỏi thận.
Các hạng mục cụ thể trong xét nghiệm máu bao gồm định lượng cretatinin máu, ure máu, điện giải đồ, đánh giá mức độ dự trữ kiềm… Sau khi tiến hành xét nghiệm và phân tích kết quả các bác sĩ có thể định hình được tình trạng tiến triển hiện tại của bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Xét nghiệm nước tiểu nhằm mục đích tìm hiểu chi tiết về độ PH và tìm vi khuẩn, xác định xem bệnh nhân có bị nhiễm trùng đường đường tiết niệu hay không. Với các kết quả từ việc phân tích tinh thể có trong nước tiểu, bác sĩ có thể xác định được bản chất của sỏi mà bệnh nhân mắc phải.
Một trong các xét nghiệm sỏi thận mà bệnh nhân cần thực hiện đó là siêu âm. Đây là một xét nghiệm khá đơn giản là ít tốn kém. Phương pháp xét nghiệm này sử dụng những tín hiệu phản hồi từ sóng âm thanh trên vật chất để tạo ra ảnh của vật.
Trong trường hợp siêu âm ra sỏi thì hình ảnh sỏi trên máy tính sẽ được thể hiện bằng bóng sáng của một vật cản, tiếp đến là bóng lưng tức là một vệt đen.
Do kỹ thuật siêu âm chỉ cho ra hình ảnh một phía của viên sỏi lại khá là khó để có thể xác định được đầy đủ các thông tin khác về tình trạng sỏi nên các bác sĩ khó mà đưa ra kết luận chính xác rằng đó có phải là viên sỏi hay chỉ là đám vụn sỏi hoặc thậm chí cũng có thể chỉ là cặn nước tiểu. Vì vậy, phương pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng chuyên môn của bác sĩ, vị trí, đường đi để đưa ra kết luận.
Thông thường, ngoài sử dụng kết quả siêu âm thì các bác sĩ còn phải nhờ tới sự hỗ trợ của phim X-quang mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng và phương pháp điều trị thích hợp.
Mặc dù vẫn còn có một số hạn chế nhưng phương pháp này lại được sử dụng rất phổ biến bởi nó nhanh chóng, thực hiện đơn giản, ít tốn kém, không gây hại cho người bệnh, có thể thực hiện nhiều lần và thuận tiện cho các bác sĩ theo dõi xem sỏi có tái phát hay không.
Chụp X-quang cũng là một xét nghiệm khá phổ biến, chi phí lại thấp không chỉ hỗ trợ bác sĩ trong việc xác định sỏi thận mà còn được ứng dụng trong chẩn đoán nhiều loại bệnh khác.
Đối với bệnh sỏi thận thì chụp X-quang sẽ giúp các bác sĩ xác định được vị trí và kích thước của sỏi trong hệ tiết niệu. Cũng chính vì vậy mà các bác sĩ thuộc khoa tiết niệu rất thường xuyên sử dụng phương pháp này trong khám và điều trị bệnh. Dưới đây là một số phương pháp chụp X-quang chuyên sâu trong chẩn đoán bệnh sỏi thận:
Đây là phương pháp chụp X-quang chụp bộ niệu không cản quang. Phương pháp này còn được gọi là chụp X-quang không chuẩn bị chỉ về phương diện thuốc nhưng vẫn phải chuẩn bị về phương diện ruột. Tức là, trước khi bệnh nhân tiến hành chụp X-quang cần phải đảm bảo trong ruột đã loại bỏ hơi và các chất thải để khi chụp các chi tiết chụp không bị che lấp. Để loại bỏ hơi và chất thải, người bệnh sẽ được tiến hành rửa ruột hoặc dùng liều thuốc xổ mạnh.
Trong trường hợp hệ tiết niệu có sỏi, trên phim chụp X-quang có thể xuất hiện:
– Sỏi canxi photphat: Trên phim chụp xuất hiện một khối có màu trắng, bờ tròn đều, cũng có trường hợp có các vòng tròn đồng tâm qua quá trình tích tụ
– Sỏi magie amoni photphat: Loại sỏi này thường có dạng nhiều nhánh, giống như củ gừng hay san hô nên còn có tên gọi là sỏi san hô. Sỏi có cản quang mạnh nên khi xuất hiện trên phim chụp thường có màu trắng đục. Trong trường hợp có canxi photphat hoặc oxalat thì còn có thể xuất hiện các vòng đồng tâm
– Sỏi canxi oxalat: Loại sỏi này có kích thước nhỏ, hình tròn, trên phim chụp sẽ thấy chúng có nhiều gai hướng tâm
– Sỏi cystin: Trái ngược với sỏi magie amoni photphat, sỏi cystin kém cản quang nên trong phim chụp chúng có màu trắng mờ nhưng có đặc điểm là hình dạng tròn đều và bề mặt trơn láng
– Sỏi Urate: Loại sỏi này cũng kém cản quang và dễ bị phim chụp X-quang không chuẩn bị phát hiện
Khi thực hiện xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ phải tiêm vào trong tĩnh mạch của người bệnh một chất có tên gọi là Iod. Hàm lượng tiêm nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bệnh, cân nặng người bệnh và chức năng còn lại của thận.
Sau khi hấp thụ, Iod sẽ được thải qua con đường tiểu. Khi tiến hành chụp X-quang, tất cả bộ hệ niệu chứa nước tiểu đều sẽ hiện rõ ràng trên phim chụp. Trong trường hợp có sỏi trong thận sẽ không cản quang, không thể thấy được trên phim chụp X-quang không chuẩn bị thì trong phương pháp chụp X-quang này, chúng sẽ choán một chỗ trong đường tiết niệu. Trên phim chụp các bạn sẽ thấy một vùng không có thuốc xuất hiện đúng với hình ảnh sỏi trong thận.
Ngoài việc xác định sỏi thận thì phương pháp chụp X-quang thận thuốc còn có thể giúp bác sĩ xác định được tình trạng ứ nước tiểu có phải do sỏi trong thận gây ra không, tình trạng thận như thế nào, cần thực hiện mổ không và sau khi mổ thận có còn sử dụng được hay không.
Trên nguyên tắc, trước khi thực hiện mổ thận, ít nhất bệnh nhân cần được tiến hành chụp X-quang bộ niệu và U.I.V, bên cạnh đó với một số trường hợp còn cần phải thực hiện chụp các loại phim đặc biệt khác.
So với các phương pháp trên thì chụp CT tốn kém chi phí hơn nhưng lại có tính chính xác cao. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp, chụp CT xoắn ốc là rất cần thiết. Bởi vậy, thông thường bác sĩ sẽ không chỉ định bệnh nhân chụp CT để chẩn đoán sỏi thận, trườ các tình huống khác liên quan, kết hợp với có sỏi trong thận.
Nội soi được đánh giá là một trong các xét nghiệm sỏi thận có tính chính xác nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng các dụng cụ quang học để tiến hành quan sát và kiểm tra sỏi trong bàng quang, đường tiết niệu. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp này để mổ nhằm mục đích soi trực tiếp sỏi trong thận và các tổn thương ở bộ tiết niệu mà sỏi gây ra.
Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này bệnh nhân thường cảm thấy đau và khó chịu. Do đó, trong quá trình nội soi bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc gây tê hoặc gây mê để giảm bớt cảm giác đau đớn.
Trên đây là các xét nghiệm sỏi thận đang được các cơ sở y tế áp dụng hiện nay. Việc thăm khám, xét nghiệm sỏi thận ngay khi có dấu hiệu, triệu chứng bệnh là rất cần thiết. Điều này vừa giúp các bác sĩ đưa ra phương án điều trị hiệu quả lại có thể giúp người bệnh tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị và tránh được các biến chứng nguy hiểm về sau.
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.