Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Xem Website Xoilac TV HD
Hội chứng Patau (T13) là một bệnh rối loạn di truyền xảy ra trên nhiễm sắc thể số 13. Chắc hẳn bạn sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi về nguyên nhân và quan trọng là liệu nó có thể điều trị được hay không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn những điều đó trong bài viết này nhé!
Hội chứng Patau
Hội chứng Patau là một rối loạn di truyền xuất hiện khi có thêm nhiễm sắc thể thứ 13. Nói cách khác là có thêm một bản sao của nhiễm sắc thể số 13 trong khi bình thường chỉ có hai. Nguyên nhân là do sự bất thường trong quá trình phân chia các tế bào và tạo thêm vật chất di truyền trên nhiễm sắc thể số 13.
Nhiễm sắc thể thứ 13 thừa gây ra các vấn đề nghiêm trọng về thể chất và tinh thần. Thật không may, hầu hết những đứa trẻ sinh ra mắc hội chứng Patau đều có tỷ lệ tử vong sớm.
Bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu thực thể của tam nhiễm sắc thể số 13 trong quá trình siêu âm 3 tháng đầu thai kỳ. Hoặc có thể xác định khi thực hiện các xét nghiệm như sàng lọc DNA không tế bào (NIPT) hoặc PAPP-A (protein huyết tương A liên quan đến thai kỳ).
Tuy nhiên, đây là các xét nghiệm sàng lọc. Có nghĩa là các xét nghiệm này không thể cho bác sĩ biết chắc chắn 100% liệu thai nhi có mắc bệnh trisomy 13 hay không. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cơ sở nhận định rằng em bé có nhiều khả năng bị trisomy 13 và thai phụ cần làm thêm các xét nghiệm để xác nhận điều đó. Lấy mẫu nhung mao màng đệm (CVS) hoặc chọc dò nước ối là các kỹ thuật để xác định chắc chắn 100% về nguy cơ mắc bệnh Patau ở thai nhi.
Trẻ sinh ra bị tam nhiễm sắc thể 13 thường nhẹ cân. Chúng thường có các vấn đề về cấu trúc não và cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trên khuôn mặt. Một em bé bị bệnh Patau thường có hai mắt gần nhau, mũi hoặc lỗ mũi kém phát triển, sứt môi hoặc vòm miệng.
Các biến chứng khác của trisomy 13 gây ra bao gồm:
Trẻ sinh ra bị trisomy 13 có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và hơn 80% không sống được quá vài tuần. Những đứa trẻ có thể sống sót hay gặp các biến chứng nghiêm trọng bao gồm:
Đáng buồn là không có cách nào chữa khỏi bệnh Patau và các phương pháp điều trị chỉ có thể tập trung vào để làm giảm các triệu chứng. Các phương pháp này bao gồm phẫu thuật và trị liệu. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn các biện pháp phù hợp dựa trên thể trạng của bé.
Xét nghiệm di truyền là phương pháp tốt nhất để giúp cha mẹ lập kế hoạch cho việc mang thai trong tương lai nhằm hạn chế tối đa nguy cơ sinh con mắc hội chứng Patau. Kết quả xét nghiệm sẽ giúp đánh giá chính xác về khả năng bệnh ảnh hưởng việc mang thai sau này.
Nếu đang lo lắng, bạn có thể truy cập đến website Tass Care: tasscare.com để tìm hiểu thêm thông tin bổ sung về hội chứng Patau và các gói xét nghiệm di truyền. Hoặc gọi đến số hotline 0909.080.168 để được đưa ra lời khuyên và hỗ trợ.
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.