Đóng

Đặt lịch hẹn xét nghiệm

Đóng

  Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →

Tiếng Việt / English

Xem Website Xoilac TV HD

Trang chủThông tin sức khỏe

Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được bệnh gì?

Tháng 02

29

2,600

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm thường thấy ở những cơ sở y tế vì nó rất hữu ích trong việc hỗ trợ cho chẩn đoán, theo dõi và điều trị một số bệnh. Vậy xét nghiệm nước tiểu có thể biết được những bệnh gì?

xet-nghiem-nuoc-tieu-biet-duoc-benh-gi

 

Tại sao nên xét nghiệm nước tiểu?

 

Không chỉ là một phần của khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm nước tiểu được thực hiện để:

 

  • Kiểm tra bệnh hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Các triệu chứng của nhiễm đường tiểu có thể bao gồm nước tiểu có màu hoặc có mùi hôi, đau khi đi tiểu, đi tiểu buốt, đau sườn, máu trong nước tiểu hoặc sốt;
  • Kiểm tra điều trị các bệnh như tiểu đường (thông qua Xét nghiệm glucose nước tiểu), sỏi thận, nhiễm trùng đường tiểu (UTI), cao huyết áp hoặc một số bệnh về thận hoặc gan.

Sơ lược các thành phần có thể xét nghiệm trong nước tiểu

  • Màu: Nhiều thứ ảnh hưởng đến màu nước tiểu, bao gồm cân bằng chất lỏng, chế độ ăn uống, thuốc men và bệnh tật. Nước tiểu sáng và đậm màu thể hiện lượng nước trong cơ thể. Vitamin B bổ sung có thể biến nước tiểu thành màu vàng tươi. Một số loại thuốc, quả mâm xôi, củ cải đường, ô mai rhubarb hoặc máu trong nước tiểu làm cho nó có màu đỏ nâu.
  • Độ trong: Nước tiểu thường rõ ràng. Vi khuẩn, máu, tinh trùng, tinh thể, chất nhầy có thể làm cho nước tiểu trở nên đục hơn.
  • Mùi: Nước tiểu không có mùi quá mạnh, chỉ có một mùi hôi nhẹ. Một số bệnh gây ra sự thay đổi mùi nước tiểu. Ví dụ, trong khi nhiễm trùng vi khuẩn E. coli gây ra mùi hôi, bệnh đái tháo đường hoặc việc bạn đang đói lại khiến nước tiểu có mùi ngọt ngào.
  • Tỉ trọng SG: chỉ số bình thường 1.015-1,025. Đây là chỉ số đánh giá khả năng nhiễm khuẩn, ngưỡng thận hay một số bệnh lý như viêm cầu thận, bệnh lý ống thận, hay viêm đài bể thận. Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng cần đánh giá qua chỉ số này như bệnh lý gan, đái tháo đường, suy tim xung huyết.
  • Bạch cầu (LEU), chỉ số cho phép 10-25 Leu/UL, nếu bạch cầu âm tính thì hoàn toàn bình thường, còn dương tính thì bạn có nguy cơ là nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng trong đường tiểu.
  • pH khoảng bình thường là 4,8 đến 7,4. Khi pH tăng cao quá có nghĩa bạn có thể bị suy thận mạn, hẹp môn vị và gây nôn. Còn pH quá thấp, giảm thì nghi ngờ nhiễm ceton do đái tháo đường.
  • Nitrit (NIT) chỉ số cho phép 0.05-0.1 mg/dL, âm tính là bình thường, còn dương tính thì trong nước tiểu xuất hiện nhiễm khuẩn.
  • Hồng cầu (RBC) Âm tính là bình thường, dương tính nghĩa là hồng cầu xuất hiện trong nước tiểu, có hiện tượng xuất huyết, chảy máu trong nước tiểu, bị nhiễm trùng thận, nước tiểu, hội chứng thận đa nang, hoặc tan huyết nội mạch có tiêu hemoglobin.
  • Protein (PRO) chỉ số bình thường 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L, âm tính là bình thường, dương tính nghĩa là xuất hiện protein trong nước tiểu, nghi ngờ do bệnh thận đái tháo đường, viêm cầu thận, cao huyết áp tính hội chứng thận hư, viêm đài bể thận…
  • Glucose (GLU) khoảng thông thường 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L, âm tính là bình thường. Dương tính chứng tỏ glucose có trong nước tiểu, một trong những nguyên nhân gây ra là viêm tụy, đái tháo đường, bệnh lý ống thận hoặc chế độ ăn uống.
  • Thể ceton (KET) 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L là chỉ số cho phép, đây là chỉ số đánh giá bạn có bị nhiễm ceton hay không. Nếu dương tính có nghĩa bạn có thể ceton xuất hiện trong nước tiểu, do bệnh đái tháo đường hoặc tiêu chảy mất nước.
  • Bilirubin (BIL): chỉ số bình thường 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L, âm tính là bình thường, dương tính nghĩa là có bilirubin trong nước tiểu thường gây ra bởi bệnh lý về gan, xơ gan hoặc vàng da tắc mật.
  • Urobilinogen (UBG) chỉ số bình thường 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L, dương tính trong kết quả chứng tỏ bạn đang bị nghi ngờ bị viêm gan nhiễm khuẩn, tắc ống mật chủ, ung thư đầu tụy hoặc suy tim xung huyết.

Thông qua xét nghiệm nước tiểu có thể biết được bệnh gì?

 

Thông qua các thành phần có trong nước tiểu vừa nêu ở trên, có thể hướng tới các bệnh qua các thay đổi chỉ số:

  • Nếu xuất hiện máu trong nước tiểu thì có khả năng xuất hiện một số bệnh ở thận, hệ tiết niệu hoặc bàng quang.
  • Nếu có nồng độ đường trong nước tiểu vượt ngưỡng an toàn thì có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
  • Phát hiện protein trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của một bệnh thận, dấu hiệu của tổn thương thận.
  • Thông qua quá trình phân tích sinh hoá trong nước tiểu sẽ giúp hỗ trợ và chẩn đoán bệnh sỏi thận, u tủy và porphyria.
  • Phân tích dưới kính hiển vi tế bào (tế bào học) có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang.

Từ đó có thể quy về những bệnh sau:

 

Nhiễm trùng tiết niệu: là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên hệ tiết niệu, dù đó là thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu khá rõ ràng và có thể kể đến như thường xuyên mót tiểu, thấy đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc thậm chí nước tiểu có màu hồng đỏ và nước tiểu khá nặng mùi. Đây là căn bệnh tương đối phổ biến và hoàn toàn có thể được phát hiện bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản.

 

Bệnh tiểu đường: Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường sẽ tích tụ lại trong máu khiến thận rất khó lọc bỏ. Do đó lượng đường thừa sẽ được bài xuất ra nước tiểu. Khát nước nhiều và tiểu nhiểu là những triệu chứng được coi là dễ phát hiện nhất của bệnh tiểu đường.

Nước tiểu sẽ có mùi ngọt nếu bệnh bị tiểu đưuòng. Ở các bà bầu, thai nghén cũng làm thay đổi cách thức lọc máu của thận và do đó nước tiểu có mùi “ngòn ngọt”, nhờ đó xét nghiệm nước tiểu cũng cho biết bạn có thai hay không.

 

Ung thư tinh hoàn: Hormone Beta-HCG được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Điều đáng chú ý là hormone này cũng được tiết ra từ một số khối u và trong đó có ung thư tinh hoàn. Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn chẩn đoán được bạn có bị ung thư tinh hoàn hay không.

 

Huyết khối: Các nhà khoa học đang nghiên cứu một sản phẩm có thể phát hiện huyết khối bằng một xét nghiệm nước tiểu đơn giản. Tương tự như thử thai tại nhà, que thử này sẽ tìm những chỉ dấu sinh học trong nước tiểu để chỉ ra những trục trặc bên trong cơ thể.

 

Mất nước: Ở trạng thái sức khỏe tốt thì nước tiểu thường có màu nhạt và gần như là không màu. Tuy nhiên, nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí đôi khi như màu hổ phách thì có thể là dầu hiệu bạn đang bị mất nước. Nếu bạn không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày thì nước tiểu sẽ bị cô đặc và có nồng độ các chất cặn bã vượt mức khiến cho nó có màu sẫm hơn.

 

Ung thư vú: Pteridines là tên gọi của một nhóm chất chuyển hóa được bài xuất ra nước tiểu. Người ta thấy rằng các bệnh nhân ung thư sẽ bài xuất chất này nhiều hơn mức bình thường và điển hình là ở bệnh nhân ung thư vú. Việc xác định lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú.

 

Có thể thấy được xét nghiệm nước tiểu là rất quan trọng, góp phần chẩn đoán rất nhiều bệnh. Việc xét nghiệm nước tiểu là rất cẩn thiết và để hiệu quả cao nhất cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sỹ.

 

Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️
Tass Care

Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà

Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.

Tìm hiểu thêm

Đăng ký nhận bản tin

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.

Cơ sở vật chất cùng với
các trang thiết bị hiện đại

Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

Trên 10 năm kinh nghiệm
trong ngành xét nghiệm

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

Sứ mệnh
của chúng tôi

Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

  • Cơ sở vật chất cùng với
    các trang thiết bị hiện đại

    Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

  • Trên 10 năm kinh nghiệm
    trong ngành xét nghiệm

    Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

  • Sứ mệnh
    của chúng tôi

    Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM

Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Tass Care

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

CTY TNHH TASS CARE

  • TASS CARE COMPANY LIMITED
  • Mã số thuế: 0313561451
  • Người đại diện: LÊ ĐỖ MINH THẢO
  • Điện thoại: 028 7109 8989

Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.

Top