Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì chế độ ăn uống cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tình của người bệnh. Vậy chế độ ăn uống cho người tiểu đường như thế nào là hợp lý? Có những thực nào người bị bệnh tiểu đường nên và không nên ăn?
Với những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường thì chế độ ăn uống cũng có sự khác biệt so với những người bình thường. Thông thường, chế độ ăn của người tiểu đường phải đảm bảo được các yếu tố sau:
Rau xanh và trái cây là thực phẩm mà dù người bị bệnh hay người bình thường cũng nên bổ sung cho cơ thể. Đây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và các chất chất tự nhiên dồi dào và an toàn với cơ thể. Ngoài ra, trong rau xanh và trái cây còn chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa cũng như hợp chất phytochemical giúp thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể.
Trong số các loại rau xanh thì cải xoăn bông cải xanh, rau bina, củ cải, mù tạt xanh,… là những thực phẩm được khuyên sử dụng và rất tốt cho những ai bị mắc bệnh tiểu đường. Những loại rau này có chứa rất ít calo và carbonhydrat.
Bên cạnh rau xanh thì các loại trái cây như bưởi, cam, quýt, táo,… cũng được các chuyên gia y tế khuyên người bị tiểu đường thường xuyên thêm vào thực đơn hàng ngày. Nguyên nhân là bởi những loại trái cây này chứa ít đường nhưng lại cung cấp hàm lượng lớn vitamin. Hơn nữa, đường trong trái cây là loại đường chậm, nghĩa là sau khi trải qua quá trình tiêu hóa thì mới trở thành đường hấp thu vào cơ thể nên không khiến lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và khoáng chất hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt.
Trong thịt nạc và đặc biệt là thịt bò có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp. Đây là loại chất giúp cải thiện chức năng chuyển hóa đường ở trong máu. Đặc biệt, chất này còn được biết đến với khả năng chống ung thư hiệu quả.
Quả bơ, hồ đào, hạnh nhân, óc chó, dầu oliu, dầu đậu phộng là những nguồn chứa nhiều chất béo tốt, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Thay vì sử dụng những chất béo có nguồn gốc từ động vật thì những người mắc tiểu đường nên sử dụng các thực phẩm chứa chất béo tốt để không khiến bệnh tình chuyển biến xấu hơn. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý, với dầu oliu thì nên sử dụng ở nhiệt độ thường, không nên chế biến ở nhiệt độ cao bởi chúng có thể sinh ra các chất có hại cho cơ thể.
Hãy ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Đây là lời khuyên mà những người bệnh tiểu đường thường nhận được từ các bác sĩ của mình. Nguyên nhân là bởi trong cá có chứa rất nhiều chất béo và chất đạm có thể thay thế cho thịt. Một số loại cá như cá mòi, cá hồi, cá thu và cá ngừ còn giàu Omega-3. Đây là một loại axit béo rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường và mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên hạn chế chế biến cá dưới dạng rán, nướng, chiên mỡ, thay vào đó các bạn có thể hấp hay nấu súp.
Có 7 loại thực phẩm mà người tiểu đường không nên ăn bởi nó có thể làm lượng đường trong máu tăng cao, tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn, đó là:
Một ngày, người bị bệnh tiểu đường nên ăn đầy đủ 3 bữa sáng – trưa – tối và ăn uống một cách khoa học để kiểm soát được lượng đường trong máu.
– Bữa sáng: Cần đảm bảo cung cấp đủ ½ tinh bột, ¼ hoa quả và ¼ protein.
Thực đơn cho bữa sáng của người tiểu đường có thể là một ly cafe hay một ly sữa không đường cùng với 2 lát bánh mì nướng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn uống ½ chén các loại đậu rang xay hay một tô nhỏ bún hoặc phở cũng được.
– Bữa trưa: Một bữa trưa tiêu chuẩn của bệnh nhân tiểu đường bao gồm: ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ tinh bột và ¼ protein.
Những loại rau xanh mà người bệnh nên sử dụng là xà lách, cà chua, ớt đỏ, ngô, đậu đen.
Để bổ sung protein cho cơ thể các bạn có thể sử dụng thịt nạc thăn hoặc thịt gà (bỏ da). Hoặc các bạn cũng có thể ăn cơm, ngũ cốc hay bánh mì kèm với rau salat. Có thể thay đổi bữa với thịt gà, cá, trứng luộc,… để làm phong phú bữa ăn.
Trái cây tráng miệng nên chọn bưởi đỏ, kiwi hay táo,…
– Bữa tối: Khẩu phần dành cho bữa tối bao gồm: ½ rau xanh không chứa tinh bột, ¼ tinh bột và ¼ protein.
Các bạn nên bổ sung protein cho bữa tối thông qua các thực phẩm như đậu phụ, cá trích, cá hồi, cá ngừ,… Rau xanh thì có thể ăn đậu hà lan, bông cải xanh, cà chua,…
– Bữa ăn nhẹ: Ngoài 3 bữa chính thì các bạn cũng nên bổ sung thêm 2 – 3 bữa ăn nhẹ/ngày. Bữa ăn nhẹ có thể lựa chọn trái cây hoặc một số đồ ăn vặt như óc chó, bơ hạnh nhân, đậu phộng không đường, hạt bí ngô,…
Dưới đây là bảng thực đơn theo tuần dành cho người tiểu đường mà các bạn có thể tham khảo:
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.