Đóng

Đặt lịch hẹn xét nghiệm

Đóng

  Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →

Tiếng Việt / English

Xem Website Xoilac TV HD

Trang chủThông tin sức khỏe

Vi khuẩn Hp có lây không, có chữa được không?

Tháng 02

29

1,341

  • Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng rơi vào tình trạng chữa mãi không khỏi. Do những khó khăn trong quá trình điều trị mà nhiều người bệnh vẫn đang hoang mang đặt ra câu hỏi liệu bị nhiễm vi khuẩn HP có lây không? có chữa khỏi không?

 

vi-khuan-hp-co-lay-khong-co-chua-duoc-khong.png

Xem thêm:

Vi khuẩn HP là gì ?

 

Vi khuẩn HP (tên đầy đủ là Helicobacter pylori hay H. pylori) là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày người, và để có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày, vi khuẩn Hp tiết ra một loại enzyme tên Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn này có thể sinh sống và phát triển trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm, còn gọi là viêm dạ dày mãn tính, thường phát triển mà không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt và đôi khi tồn tại suốt đời.

 

Bên cạnh đó, vi khuẩn Helicobacter pylori có thể gây ra những tổn thương khác như loét hoặc trong số ít trường hợp có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Những tổn thương này được hình thành trong nhiều năm và tiến triển tương đối chậm : đôi khi phải mất hơn 30 năm kể từ khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện.

 

Vi khuẩn HP có lây không?

 

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra, HP có nhiều trong nước bọt, mảng cao răng, niêm mạc dạ dày của người bệnh, lan truyền qua người lành chủ yếu thông qua đường ăn uống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nhiễm HP trong cộng đồng nước ta rất cao là do thói quen ăn uống “chung đụng”.

 

Sở dĩ tỉ lệ nhiễm vi khuẩn Hp cao là do chúng được lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Vì vậy để tránh lây nhiễm cho những người thân trong gia đình, anh cần hiểu rõ vi khuẩn Hp lây qua những con đường nào? Dưới đây là những con đường dễ lây nhiễm vi khuẩn Hp.

 

  • Lây qua đường Miệng – Miệng:  Vi khuẩn Hp được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của người bệnh, do đó chúng có thể lây từ người này qua người khác khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, răng miệng, dùng chung bát đũa, muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn Hp có thể lây cho nhau.

  • Lây qua đường Phân – Miệng: vi khuẩn Hp có trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu không đậy kỹ thức ăn.

  • Dạ dày – Miệng : Nếu người có vi khuẩn Hp trong dạ dày thì khi bị trào ngược hoặc ợ chua có thể đẩy vi khuẩn lên trên miệng cùng với dịch dạ dày.

  • Dạ dày – Dạ dày : Đây là đường lây nhiễm này rất quan trọng bởi nó lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi tại các cơ sở y tế. Khi nội soi dạ dày các bệnh nhân có vi khuẩn Hp, nếu vệ sinh đầu dò không đủ sạch, vi khuẩn Hp có thể nhiễm sang người không mang Hp.

Vi khuẩn HP có điều trị được không?

 

Đầu tiên phải khẳng định rằng người bị nhiễm HP hoàn toàn có thể điều trị được. Việc điều trị HP phải từ bác sĩ chuyên khoa với những phác đồ cụ thể.

 

Trên thực tế cho biết, vi khuẩn HP bị tiêu diệt vì chúng là một loại vi khuẩn nên có thể sử dụng kháng sinh để diệt trừ. Do đó, bạn chỉ cần áp dụng phác đồ điều trị cụ thể kết hợp với việc dùng nhiều dược liệu khác nhau sẽ có thể loại bỏ được loại vi khuẩn này.

 

Trong quá trình điều trị thì bạn cần phải có từ 3 đến 4 tác nhân chống viêm và tiêu diệt chúng. Và một trong những nhóm thuốc đau dạ dày đang được sử dụng phổ biến nhằm tiêu diệt vi khuẩn HP gồm:

 

  • Nhóm amoxicilline

  • Nhóm tinidazol

  • Nhóm metronidazol

  • Nhóm ornidazale

  • Nhóm Clarithromycin

bieu-hien-nhiem-hp

Phòng ngừa HP như thế nào?

 

Hiểu được những con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn Hp bạn có thể chủ động phòng ngừa cho bản thân và gia đình bằng những cách sau:

 

  • Không dùng chung các dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau

  • Cẩn thân khi ăn uống tại các hàng quán ven đường vì vệ sinh dụng cụ ăn uống rất kém không loại bỏ hết được vi khuẩn Hp.

  • Diệt trừ ruồi muỗi, giữ gìn vệ sinh bát đũa sạch sẽ, tráng nước sôi vào các dụng cụ ăn uống dùng chung trong gia đình.

  • Không hôn trẻ, không cho trẻ ăn bằng cách nhai đút mớm nếu nghi ngờ có nhiễm Hp là cách tốt nhất để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp chéo trong gia đình.

  • Tránh thói quen chọc ngoáy thức ăn bằng đũa của mình, hoặc làm đảo lộn thức ăn của trẻ nhỏ trong bữa cơm gia đình.

  • Các vật nuôi như chó mèo cũng được xác định là nguồn lây nhiễm vi khuẩn HP vì vậy hãy có những biện pháp vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi.

  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn sống như rau sống, gỏi, ngoài ra các loại thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc cũng nên hạn chế ăn vì đa số loại thực phẩm này không được vệ sinh sạch sẽ dễ gây các bệnh đường tiêu hóa trong đó có nhiễm khuẩn HP.

 

Nhiễm HP là một chuyên đề lớn trong lĩnh vực y học, tuy nhiên, hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp cho bạn đọc hiểu phần nào về vi khuẩn HP để có thái độ đúng trước tình hình HP đang phổ biến trong cộng đồng như hiện nay.

 

Quý khách có thể dễ dàng đặt lịch khám tại trung tâm bằng cách gọi ngay HOTLINE: 0909.080.168, nhắn tin trực tiếp qua ZALO, hoặc truy cập để đặt lịch tự động tại TASS CARE TẠI ĐÂY. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và rất hân hạnh được phục vụ Quý khách! ❤️
Tass Care

Dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà

Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.

Tìm hiểu thêm

Đăng ký nhận bản tin

Chúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.

Cơ sở vật chất cùng với
các trang thiết bị hiện đại

Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

Trên 10 năm kinh nghiệm
trong ngành xét nghiệm

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

Sứ mệnh
của chúng tôi

Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

  • Cơ sở vật chất cùng với
    các trang thiết bị hiện đại

    Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...

  • Trên 10 năm kinh nghiệm
    trong ngành xét nghiệm

    Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

  • Sứ mệnh
    của chúng tôi

    Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.

Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM

Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên

Tass Care

Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.

CTY TNHH TASS CARE

  • TASS CARE COMPANY LIMITED
  • Mã số thuế: 0313561451
  • Người đại diện: LÊ ĐỖ MINH THẢO
  • Điện thoại: 028 7109 8989

Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.

Top