Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đột nhiên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến sự biến động nguy hiểm về lượng đường trong máu nếu họ không được hướng dẫn để điều chỉnh chế độ dùng thuốc đúng cách.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường khoa học nhất
Những người mắc đái tháo đường thường có chỉ số cholesterol lipoprotein mật độ thấp, hoặc “cholesterol xấu”, cao hơn, điều này có thể dẫn đến tích tụ quá nhiều mỡ trong động mạch. Vì lý do đó, các bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên xét nghiệm cholesterol máu định kỳ.
Các hướng dẫn hiện tại khuyên mọi người không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước trước khi xét nghiệm tiểu đường, để không làm sai lệch kết quả. Tuy nhiên, ngày càng nhiều, các nghiên cứu gợi ý rằng bước này có thể không cần thiết, và thực sự gây hại trong một số trường hợp.
Trong khi các quốc gia như Canada và châu Âu không còn yêu cầu nhịn ăn để kiểm tra máu thì Mỹ và nhiều quốc gia khác vẫn tuân theo hướng dẫn cũ.
TS. Saleh Aldasouqi – bác sĩ nội tiết tại Đại học Y khoa Đại học Michigan và là tác giả chính của nghiên cứu này cho biết: Nhịn ăn được coi là một việc quan trọng để có được kết quả xét nghiệm chính xác trong nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe khi đo nồng độ cholesterol, gan, thận và glucose…
Nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc làm này lại có thể gây nhiều nguy hiểm cho họ
Nhiều loại thuốc trị tiểu đường được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2 sẽ làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kết hợp tăng tiết insulin của cơ thể và tăng độ nhạy cảm chung với insulin – cả hai đều có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nếu bệnh nhân bỏ bữa.
Mặt khác, lượng đường trong máu cao cũng có thể xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 1 bỏ bữa sáng vì phản ứng sinh lý bình thường từ gan để giải phóng glycogen và chuyển hóa thành glucose để cơ thể sử dụng làm nhiên liệu.
Vì vậy, yêu cầu một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bỏ bữa sáng mà không hướng dẫn cách điều chỉnh thuốc an toàn có thể gây nguy hiểm cho họ.
“Ăn để không bị hạ đường huyết trên đường đi”
Nghiên cứu mới của các chuyên gia tại Đại học bang Michigan ở East Lansing đã làm việc với 525 người bệnh đái tháo đường đến khám tại một trong hai bệnh viện nội tiết ở Michigan. Các nhà khoa học yêu cầu các bệnh nhân điền vào bản khảo sát dài hai trang, và họ chỉ xem xét những người có đầy đủ các dữ liệu liên quan.
Sau khi phân tích thông tin này, các nhà nghiên cứu thấy rằng người bệnh đái tháo đường dễ gặp phải tình trạng hạ đường huyết trên đường đi do đói (FEEHD) nếu đã nhịn ăn trước khi thử máu.
Trong FEEHD, đường huyết trở nên thấp bất thường – dưới 70 mg/dL – có thể gây ngất, lú lẫn và chóng mặt. Điều này có thể dẫn đến các tai nạn đe dọa tính mạng nếu người bệnh đang lái xe (“trên đường”) đến nơi làm xét nghiệm máu.
“Hạ đường huyết là một vấn đề bị xem nhẹ mà thỉnh thoảng vẫn gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường đến xét nghiệm sau khi nhịn bữa sáng”, tác giả nghiên cứu Saleh Aldasouqi giải thích.
“Bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc điều trị tiểu đường nhưng không ăn gì, dẫn đến đường huyết thấp khiến họ bị tụt đường huyết trong khi lái xe đến hoặc từ chỗ xét nghiệm về, khiến bản thân và những người khác gặp nguy hiểm”, Saleh Aldasouqi.
“Phương châm mới của chúng tôi là “Ăn để không bị tụt đường huyết trên đường đi” để nhắc nhở bệnh nhân về mối nguy hiểm này và để họ ăn”.
Cần cập nhật các hướng dẫn cũ
Các chuyên gia hiện thừa nhận rằng ăn trước khi làm xét nghiệm cholesterol máu không thể ảnh hưởng đến các thông số liên quan. Do đó, có bữa ăn trước khi làm xét nghiệm có thể thực sự tốt hơn là nhịn ăn và nguy cơ mất ý thức trên đường đi làm xét nghiệm.
Ý tưởng nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu xuất phát từ các hướng dẫn ngày xưa từ những năm 1970, mà các chuyên gia ở Canada và hầu hết các nước châu Âu không còn sử dụng.
Do đó, các chuyên gia Mỹ có thể muốn xem xét sửa đổi các hướng dẫn của mình để phù hợp hơn với nhu cầu của bệnh nhân.
Theo kết quả nghiên cứu, chỉ 35% người tham gia nhận được lời khuyên về cách ngăn ngừa tai biến FEEHD trước khi tiến hành xét nghiệm cholesterol máu.
“Chúng tôi khuyến khích những bệnh nhân có chỉ định xét nghiệm hỏi bác sĩ xem liệu có thực sự cần phải nhịn ăn hay không, và nếu có thì nên xử lý thuốc điều trị đái tháo đường thế nào trong thời gian nhịn ăn để đối phó với những thay đổi trong mức đường huyết”.
“FEEHD thường bị xem nhẹ trong thực hành lâm sàng và chúng tôi đặt mục tiêu đưa vấn đề này ra ánh sáng và giáo dục thêm cho các bác sĩ và bệnh nhân về hậu quả của việc nhịn ăn trong khi dùng thuốc điều trị đái đường”, Saleh Aldasouqi nói thêm.
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.