Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Tiểu đường thai nghén là một chứng bệnh thường gặp trong thời gian mang thai của người phụ nữ và nó đang trở thành mối lo ngại lớn về vấn đề sức khỏe thai kỳ. Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở thai phụ trong quá trình mang thai và bệnh sẽ tự hết khi sản phụ đã sinh con. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do hormone tiết ra từ nhau thai là giảm độ nhạy của insulin với tế bào, hay còn gọi là đề kháng insulin. Trong khi mang thai, insulin hoạt động kém hiệu quả dẫn đến đường huyết tăng cao tạo tiền đề cho bệnh tiểu đường phát triển.
Hầu hết những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được phát hiện ở tuần thai thứ 24. Khi mắc phải căn bệnh này, các mẹ bầu thường xuyên có cảm giác khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân đột ngột, đi tiểu nhiều lần, cơ thể trở nên suy nhược,…
Quá cân là yếu tố nguy cơ chủ yếu cho phụ nữ mang thai do các chị thói quen ăn uống quá nhiều khiến tăng cân quá nhanh ở những tháng đầu làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai nghén.
Đôi khi, thai nghén không phải là nguyên nhân gây ra bệnh mà bệnh đã có từ trước và chỉ được chẩn đoán nhân lúc làm một số thăm dò dành cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ của bệnh này là:
Tuy nhiên, ngay cả những phụ nữ không thuộc diện trên cũng có thể bị bệnh.
Thai phụ bị tiểu đường tuy không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng lại cực kỳ nguy hiểm trước lúc sắp sinh và trong quá trình sinh. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bé.
Người mẹ bị đái tháo đường ở lần mang thai trước hoặc sẽ nặng hơn nếu như mẹ đã bị bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai..
Tăng cân nhiều, trên 20kg, đa phần thai to, đa ối, em bé khi sinh ra có cân nặng trên 4kg.
Ăn nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều, trong nước tiểu có đường, dễ bị nấm candida tái phát nhiều lần.
Nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận hay băng huyết sau sinh.
Sẩy thai nhiều lần liên tiếp hoặc thai chết lưu không rõ lý do.
Khi đã có thai thì không thể tránh những bất thường về chuyển hoá nhưng vẫn có thể hạn chế nguy cơ bị bệnh ngay từ trước khi có thai bằng sự thực hành một lối sống lành mạnh: Vận động hằng ngày, chế độ ăn cân đối…
Ăn đường không gây ra bệnh đái tháo đường nhưng một chế độ ăn quá ngọt, quá nhiều mỡ và/hoặc luôn ăn vặt đồ ngọt cộng với lối sống trì trệ dễ gây ra tăng cân trên mức bình thường và chính những điều đó là yếu tố thuận lợi để sinh bệnh.
Ngoài ra các mẹ bầu nên đi thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm đường huyết thai kỳ để tầm soát sớm bệnh để có phương hướng phòng tránh các biến chứng xấu do bệnh gây ra.
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.