Cập nhật kiến thức sức khỏe qua kênh Facebook Tass Care →
Tiếng Việt / English
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, có thể không gây ra những cái chết nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác, tuy nhiên, bệnh tiến triển âm thầm và dần trở nặng. Đến lúc nào đó, bệnh còn dẫn đến nhiều căn bệnh nan y khác về thần kinh, tim mạch… đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Vậy bệnh tiểu đường có lây không? Có di truyền không? Những thông tin sau sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này.
Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng bệnh tiểu đường không phải do các loại vi khuẩn, vi rút, nấm gây ra và cũng không phải là căn bệnh truyền nhiễm. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định: Bệnh tiểu đường không lây lan.
Để biết được tại sao mình bị bệnh, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Quá trình chuyển hóa glucose
Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen).
Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.
Tiểu đường có những type chủ yếu sau: tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 không rõ. Nguyên nhân có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Điều này khiến cơ thể có ít hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là do tính nhạy cảm di truyền và các yếu tố môi trường gây ra, mặc dù các yếu tố chính xác gây bệnh vẫn chưa rõ.
Ở những người bị tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào trở nên đề kháng với hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Lúc này, đường sẽ không thể đến các tế bào trong cơ thể mà tích tụ trong máu.
Béo phì làm tăng nguy cơ tiểu đường: Người bị béo phì có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với những người có chỉ số cân nặng bình thường. Để phát hiện bản thân có thừa cân hay không, có thể tính theo công thức: BMI = Cân nặng (kg) : ((Chiều cao (m) x Chiều cao (m)).
Nếu BMI từ:
Nguyên nhân do căng thẳng kéo dài
Chế độ ăn uống không khoa học, lối sống không lành mạnh: Bỏ bữa sáng, nạp quá nhiều chất béo xấu, ăn nhiều thịt đỏ, bổ sung quá nhiều tinh bột, lười ăn rau, lười vận động, thức khuya, ngủ không đủ giấc… là một loạt nguyên nhân dẫn đến căn bệnh giết người thầm lặng – tiểu đường.
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin. Khi điều này xảy ra sẽ dẫn đến lưỡng đường vẩn chuyển vào các tế bào giảm và lượng tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường là bệnh không lây tuy nhiên có di truyền. Nếu bố mẹ bị bệnh này thì khả năng cao trẻ cũng sẽ mắc bệnh mặc dù khi trẻ được sinh ra chưa có bất kỳ dấu hiệu nào mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen thì khi có thai những biến thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường do mắc bệnh theo gen di truyền.
Hầu hết các yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường đều thuộc về hành vi, do vậy chúng ta có thể phòng ngừa được nếu chúng ta biết thay đổi hành vi, từ bỏ những hành vi có hại dẫn đến nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, thực hiện các hành vi có lợi ngăn ngừa mắc và giảm thiểu biến chứng của đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường là bệnh không lây, có liên quan rất nhiều đến dinh dưỡng, vận động, lối sống của mỗi người. Vì vậy cần loại bỏ các hành vi nguy cơ và thực hiện các hành vi có lợi, nhất là các hành vi về hoạt động thể lực thường xuyên và chế độ sinh hoạt, ăn uống điều độ, hợp lý để phòng chống bệnh đái tháo đường.
Bạn chỉ cần ngồi tại nhà và gọi điện đến Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care để hẹn ngày giờ và thực hiện lấy mẫu theo mong muốn thì hệ thống sẽ ghi nhận và cán bộ y tế sẽ đến lấy máu và tiến hành các thủ tục xét nghiệm máu cho bạn theo đúng lịch hẹn.
Tìm hiểu thêmChúng tôi sẽ gửi cho bạn những thông tin chăm sóc sức khỏe cũng như những cập nhật mới nhất về y khoa thế giới.
Hiện nay Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care được trang bị hầu hết những máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất: Hệ thống máy Olympus AU680, Hệ thống Cobas 6000, máy Architech, ...
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Bằng đam mê, chúng tôi có sứ mệnh đem đến những phương thức và sản phẩm xét nghiệm cho ngành Y tế với các giải pháp chính xác, an toàn, bảo mật với chi phí thấp cho Khách hàng cũng như người bệnh.
Trụ sở: 227 Đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP.HCM
Chi nhánh: 375 Trần Hưng Đạo, Thành Phố Tuy Hoà, Tỉnh Phú Yên
Với phương châm hết mình vì bệnh nhân, hoạt động liên tục 24/7, Trung tâm luôn được rất nhiều Bác sĩ Sản khoa, Nội khoa, Nhi khoa hàng đầu tin tưởng và an tâm gửi bệnh xét nghiệm.
Copyright 2020 Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care.